Trận Thượng Hải: chiến dịch đẫm máu nhất chiến tranh Trung – Nhật

Trận Thượng Hải: chiến dịch đẫm máu nhất chiến tranh Trung – Nhật

(VietnamDaily) - Còn có tên gọi khác là Trận Thượng Hải, Chiến dịch 813 được xem là một cuộc "tắm máu" trong Chiến tranh Trung - Nhật khi chỉ trong 3 tháng, khoảng 300.000 người từ cả hai phía chịu thương vong.

Xem toàn bộ ảnh
Trận chiến này có rất nhiều tên gọi, trong đó tên gọi  Trận Thượng Hải được biết tới nhiều nhất, Chiến dịch 813 là tên được đặt theo ngày mở màn của trận chiến - vào tháng 8 ngày 13 hay còn có tên gọi khác là Hội chiến Tùng Hộ. Nguồn ảnh: Weibo.
Trận chiến này có rất nhiều tên gọi, trong đó tên gọi Trận Thượng Hải được biết tới nhiều nhất, Chiến dịch 813 là tên được đặt theo ngày mở màn của trận chiến - vào tháng 8 ngày 13 hay còn có tên gọi khác là Hội chiến Tùng Hộ. Nguồn ảnh: Weibo.
Đây là trận giao tranh đầu tiên trong tổng số 22 trận giao tranh lớn nhất giữa Quốc dân Đảng Trung Quốc với Đế Quốc Nhật Bản. Trận chiến này dù chỉ kéo dài hơn ba tháng nhưng lại có thương vong cực kỳ khủng khiếp. Nguồn ảnh: Weibo.
Đây là trận giao tranh đầu tiên trong tổng số 22 trận giao tranh lớn nhất giữa Quốc dân Đảng Trung Quốc với Đế Quốc Nhật Bản. Trận chiến này dù chỉ kéo dài hơn ba tháng nhưng lại có thương vong cực kỳ khủng khiếp. Nguồn ảnh: Weibo.
Sau khi chiếm được Bắc Kinh một cách tương đối dễ dàng, Đế Quốc Nhật đã băng qua "khe hẹp" để thẳng tiến vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Điểm đến tiếp theo ngay sau Bắc Kinh chính là Thượng Hải. Nguồn ảnh: Weibo.
Sau khi chiếm được Bắc Kinh một cách tương đối dễ dàng, Đế Quốc Nhật đã băng qua "khe hẹp" để thẳng tiến vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Điểm đến tiếp theo ngay sau Bắc Kinh chính là Thượng Hải. Nguồn ảnh: Weibo.
Thành phố giàu sang phú quý này bắt đầu bị Nhật tấn công vào ngày 13/8/1937. Ban đầu, người dân Thượng Hải cho rằng cuộc giao tranh không diễn ra quá khốc liệt nhưng họ hoàn toàn nhầm. Nguồn ảnh: Weibo.
Thành phố giàu sang phú quý này bắt đầu bị Nhật tấn công vào ngày 13/8/1937. Ban đầu, người dân Thượng Hải cho rằng cuộc giao tranh không diễn ra quá khốc liệt nhưng họ hoàn toàn nhầm. Nguồn ảnh: Weibo.
Trước việc Bắc Kinh bị thất thủ sớm, Quốc dân Đảng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực để chống lại quân Nhật nhưng lại không tuyên bố, khiến nhiều người dân lầm tưởng về quy mô và độ thảm khốc của cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Weibo.
Trước việc Bắc Kinh bị thất thủ sớm, Quốc dân Đảng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực để chống lại quân Nhật nhưng lại không tuyên bố, khiến nhiều người dân lầm tưởng về quy mô và độ thảm khốc của cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Weibo.
Trận chiến nổ ra vào 9 giờ sáng ngày 13/8/1937. Phía Nhật chuẩn bị khoảng 300.000 quân tương đương với 9 sư đoàn và một lữ đoàn hỗn hợp cùng 500 máy bay, 300 xe tăng và 130 tàu chiến các loại. Nguồn ảnh: Weibo.
Trận chiến nổ ra vào 9 giờ sáng ngày 13/8/1937. Phía Nhật chuẩn bị khoảng 300.000 quân tương đương với 9 sư đoàn và một lữ đoàn hỗn hợp cùng 500 máy bay, 300 xe tăng và 130 tàu chiến các loại. Nguồn ảnh: Weibo.
Đối phó lại, Trung Quốc có quân số 700.000 quân tương ứng với 70 sư đoàn, 7 lữ đoàn cùng 180 máy bay và 40 xe tăng các loại. Nguồn ảnh: Weibo.
Đối phó lại, Trung Quốc có quân số 700.000 quân tương ứng với 70 sư đoàn, 7 lữ đoàn cùng 180 máy bay và 40 xe tăng các loại. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuy quân số vượt trội, trang bị không hề bị kém cỏi nhưng do lối tác chiến kém, khả năng chỉ huy không tốt và thông tin liên lạc bị gián đoạn liên tục, quân Trung Quốc liên tục thua trong cả năm giai đoạn của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuy quân số vượt trội, trang bị không hề bị kém cỏi nhưng do lối tác chiến kém, khả năng chỉ huy không tốt và thông tin liên lạc bị gián đoạn liên tục, quân Trung Quốc liên tục thua trong cả năm giai đoạn của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Weibo.
Đổi lại, phía Nhật lại có tinh thần tác chiến rất tốt, lối chỉ huy hiện đại và sự kết hợp được thông tin liên lạc giữa các lực lượng hải, lục không quân đã giúp quân đội phát xít Nhật nhanh chóng giành được thế trận. Nguồn ảnh: Weibo.
Đổi lại, phía Nhật lại có tinh thần tác chiến rất tốt, lối chỉ huy hiện đại và sự kết hợp được thông tin liên lạc giữa các lực lượng hải, lục không quân đã giúp quân đội phát xít Nhật nhanh chóng giành được thế trận. Nguồn ảnh: Weibo.
Kéo dài trong thời gian đúng 3 tháng, 1 tuần và 6 ngày, phía Trung Quốc đã chịu thiệt hại lên tới 187.000 người trong đó có 83.500 người chết tại chỗ, số còn lại bị thương. Trong số này có phần nhiều là dân thường. Nguồn ảnh: Weibo.
Kéo dài trong thời gian đúng 3 tháng, 1 tuần và 6 ngày, phía Trung Quốc đã chịu thiệt hại lên tới 187.000 người trong đó có 83.500 người chết tại chỗ, số còn lại bị thương. Trong số này có phần nhiều là dân thường. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuỳ từng số liệu báo cáo mà thương vong của Nhật có phần thay đổi. Phía Nhật cho biết, họ chỉ mất khoảng 60.000 lính trong đó có khoảng hơn 9000 hy sinh còn lại là bị thương. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuỳ từng số liệu báo cáo mà thương vong của Nhật có phần thay đổi. Phía Nhật cho biết, họ chỉ mất khoảng 60.000 lính trong đó có khoảng hơn 9000 hy sinh còn lại là bị thương. Nguồn ảnh: Weibo.
Tuy nhiên các nghiên cứu sau này lại cho biết tổng cộng Nhật thiệt mạng khoảng 18.000 quân trong đó có gần 2000 thiệt mạng do bệnh tật, tai nạn ngoài chiến đấu. Nguồn ảnh: Museumsyndicate.
Tuy nhiên các nghiên cứu sau này lại cho biết tổng cộng Nhật thiệt mạng khoảng 18.000 quân trong đó có gần 2000 thiệt mạng do bệnh tật, tai nạn ngoài chiến đấu. Nguồn ảnh: Museumsyndicate.
Một vài tài liệu của Trung Quốc thậm chí còn thổi phồng con số thương vong của Nhật lên tới... 91.000 quân - tương đương với gần 1/3 số quân được Nhật tung vào trận chiến này. Nguồn ảnh: Museumsyndicate.
Một vài tài liệu của Trung Quốc thậm chí còn thổi phồng con số thương vong của Nhật lên tới... 91.000 quân - tương đương với gần 1/3 số quân được Nhật tung vào trận chiến này. Nguồn ảnh: Museumsyndicate.
Mời độc giả xem Video: Hải quân Mỹ đối đầu với Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT