Trạng nguyên giỏi toán nhất Việt Nam được người phương Bắc phục sát đất

Cho đến nay, vẫn chưa ai có thể xứng đáng với danh hiệu trạng nguyên giỏi toán nhất lịch sử Việt Nam của Lương Thế Vinh. Ông là niềm tự hào của nước ta.

Tỉnh Nam Định tự hào là đất học, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Lương Thế Vinh. Ông là Trạng nguyên của Khoa thi năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Lương Thế Vinh vốn là người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong gia đình không có truyền thống học hành, song lại thông minh hơn người, tinh thông văn thơ kinh sử, giỏi tính toán.

Trang nguyen gioi toan nhat Viet Nam duoc nguoi phuong Bac phuc sat dat

Tranh chân dung trạng Lường vẽ trên gỗ thờ tại đền. Ảnh: Kiến Thức

Sinh thời, Lương Thế Vinh được biết đến nhiều hơn với biệt danh Trạng Lường. Nguồn cơn cũng bởi trí thông minh kiệt xuất, tài đo lường, giải toán của ông. Sử sách của nước ta chép lại khá nhiều câu chuyện về Trạng Lường, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài toán cân voi của đoàn sứ bộ nhà Minh, bài toán đo chiều dày tờ giấy xé ra từ quyển sách. Lần nào Trạng Lường cũng khiến đối phương phục sát đất.

Trang nguyen gioi toan nhat Viet Nam duoc nguoi phuong Bac phuc sat dat-Hinh-2

Bản phô tô bài thi trong kỳ thi Đình của trạng Lường. Ảnh: Kiến Thức

Lương Thế Vinh chính là người đã viết ra cuốn Toán Pháp Đại Thành. Đây là cuốn sách toán học đầu tiên của nước ta, bên trong trình bày về các phương pháp tính toán. Cuốn Toán Pháp Đại Thành được đưa vào chương trình giáo dục và khoa cử suốt hơn 400 năm, đủ cho thấy nó có tầm quan trọng, ý nghĩa ra sao.

Đặc biệt, bàn tính gẩy đầu tiên của người Việt cũng là do người đàn ông này sáng chế ra. Mới đầu, nó là một chiếc bàn tính làm bằng trúc, gỗ, sơn màu khác nhau, rất dễ tính và dễ nhớ.

Trang nguyen gioi toan nhat Viet Nam duoc nguoi phuong Bac phuc sat dat-Hinh-3

Tranh minh họa bài toán cân voi của Trạng Lường năm xưa

Trạng Lường có hơn 32 năm làm quan, từng giữ chức cao nhất trong Viện hàn lâm. Ngoài ra ông còn dạy học tại Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán, đào tạo ra không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước.

Sinh thời, vị trạng nguyên này được vua Lê Thánh Tông vô cùng quý mến và xem trọng lời nói của Trạng Lường. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại rằng, lần nào Trạng đứng ra khuyên xử tội quan lại làm sai vua đều nghe theo. Cùng với đó, ông được vua giao cho biên soạn nhiều biểu sớ quan trọng trong ngoại giao với nhà Minh.

Trang nguyen gioi toan nhat Viet Nam duoc nguoi phuong Bac phuc sat dat-Hinh-4

Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh tại quê hương ông (Cao Phương, Liên Bảo, Vụ Bản, Nam Định). Ảnh: Kiến Thức

Điều đáng chú ý ở Lương Thế Vinh là bên cạnh nghiên cứu toán học, ông còn rất giỏi Nho học, có tài năng gần như ở mọi khía cạnh, kể cả tôn giáo, âm nhạc. Vị trạng nguyên này từng viết ra cuốn Thích Giáo Khoa Phật Kinh Thập Giới (nói về 10 điều răn dạy của Đức Phật), Thiền Môn Giáo Khoa. Lương Thế Vinh còn tham gia soạn lễ nhạc triều đình, sáng tác nhạc, soạn cuốn Hý Phường Phả Lục, bàn về nghệ thuật chèo. Ông chính là người đặt nền móng cho loại hình múa rối nước.

Năm 1496, Lương Thế Vinh qua đời khi chỉ mới 55 tuổi. Vua Lê Thánh Tông vô cùng thương tiếc ông nên đã đích thân làm thơ Nôm gửi phúng biếu. Trong bài thơ đó có câu:"Lấy ai làm Trạng nước Nam ta?".Tương truyền, Lương Thế Vinh từng 2 lần làm vua Lê Thánh Tông khóc. Lần đầu là khi ông vờ chết đuối thử lòng vua. Lần thứ hai là khi ông qua đời thật sự. Ngày nay, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam lấy tên của Lương Thế Vinh để đặt cho các con đường, trường học... 

Vị Trạng nguyên nào bị Từ Hi Thái hậu đánh rớt chỉ vì... cái tên?

Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu ưa thích.

Vị Trạng nguyên nào bị Từ Hi Thái hậu đánh rớt chỉ vì... cái tên?

Người Trung Quốc có câu: Nhân sinh có 4 chuyện đáng mừng, là "Nắng hạn gặp cam lộ, tha hương gặp bạn cũ, đêm động phòng hoa chúc, đề danh trên bảng vàng". Trong đó, ba cái đầu còn phải tùy thuộc vào may mắn và “duyên phận”.

Chỉ có “đề danh trên bảng vàng” là hoàn toàn có thể, dựa vào nỗ lực của mình để có được danh vọng. Nhiều người còn nhờ đó thay đổi số phận, đặc biệt là thời xưa, Trạng nguyên mượn con đường khoa cử để thăng quan tiến chức, giúp ích cho triều đình.

Trần Văn Bảo - Trạng nguyên nổi tiếng đất học Nam Định là ai?

Mồ côi cha, gia cảnh vô cùng khó khăn nhưng Trần Văn Bảo đã quyết chí học hành, trở thành 1 trong 5 Trạng nguyên nổi tiếng đất học Nam Định.

Trần Văn Bảo - Trạng nguyên nổi tiếng đất học Nam Định là ai?

Trạng nguyên Trần Văn Bảo (có tài liệu ghi ông nguyên có tên là Lê Minh Bảo), cùng với Lương Thế Vinh, Đào Sư Tích, Nguyễn Hiền và Vũ Tuấn Chiêu đã tạo nên những giai thoại độc đáo về sự học xưa kia. So với 4 vị Trạng nguyên kia, một số cứ liệu lịch sử về Trần Văn Bảo vẫn còn bỏ ngỏ, chờ sự nghiên cứu thấu đáo của giới lịch sử.

Giai thoại đất phát

Nhiều “lô cốt” dự án nước thải vắng công nhân, gây tắc đường

Mặc dù đang mở rộng thi công trên đường Nguyễn Trãi, tuy nhiên trên nhiều tuyến đường như Vũ Trọng Khánh, Vũ Tông Phan, Lương Thế Vinh, Chu Văn An… “lô cốt” của dự án nước thải Yên Xá lại vắng công nhân thi công, gây tắc đường thường xuyên.

Nhiều “lô cốt” dự án nước thải vắng công nhân, gây tắc đường

Nhieu “lo cot” du an nuoc thai vang cong nhan, gay tac duong

Tuyến phố Vũ Trọng Khánh (Hà Đông) chỉ dài có khoảng 1 km nhưng đang có khoảng 10 “lô cốt” thi công dựng lên cả năm nay, chiếm đến 2/3 lòng đường.

Nhieu “lo cot” du an nuoc thai vang cong nhan, gay tac duong-Hinh-2

Việc tuyến phố có 3 làn xe/chiều, nhưng hiện hướng Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đi Tố Hữu đang bị các lô cốt dự án nước thải chiếm gần 2 làn, dẫn đến giao thông thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Ảnh chụp giờ cao điểm ngày 14/6.

Tin mới