Tránh bị cá tấn công khi tắm biển

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc tránh bị cá tấn công khi tắm biển là việc dễ.

Tránh bị cá tấn công khi tắm biển
Tai nạn hy hữu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu sống một nữ du khách Nga nghi bị cá biển tấn công gây trọng thương nguy kịch. Trưa 13/4, bà Oxana nhập viện cấp cứu vì khi đang tắm biển ở bãi Hòn Chồng (Nha Trang), bà bất ngờ bị chấn thương ở cột sống cổ bởi dị vật sắc nhọn, gây yếu liệt tay trái và chân phải, bí tiểu... Chụp MSCT vùng bị chấn thương cho thấy có dị vật dài 39mm đâm xuyên qua lỗ liên hợp C7 vào ống sống bên trái. Chụp MRI cho thấy dị vật 39mm x 6mm xuyên qua gần hết tủy, lồi đĩa đệm C5/6 ra sau trung tâm.
Ca phẫu thuật bán cấp cứu loại đặc biệt kéo dài bảy giờ rưỡi được các bác sĩ Khoa Ngoại cột sống và Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Kíp phẫu thuật phát hiện nhiều mảnh xương và răng cá đâm rất sâu vào tủy qua lỗ liên hợp, màng cứng rách toác rộng, gần rễ C8. Rất khó khăn, các xương và răng cá hình lưỡi cưa được lấy ra bằng hết. Ngay sáng 16/4, các mảnh xương và răng cá đã được đưa đến Viện Hải dương học Nha Trang để xác định loài cá gây chấn thương. 
Xem những hình ảnh được lấy ra từ vết thương, TS Nguyễn Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật nhận định, nhiều khả năng đây là loài cá nhái. Đây là loài ăn nổi trên mặt nước, chúng thường đi thành đàn, có kích thước dài khoảng 50 - 60cm, mình xanh, bụng trắng, mõm gọng kìm. Đây là loài cá rất phổ biến, được ngư dân bắt thường xuyên và được sử dụng làm thực phẩm. Dù là loài cá dữ nhưng chúng không tấn công người. 
Trường hợp du khách bị nạn này có thể coi là trường hợp hi hữu. Có thể là do chúng đang bơi theo đàn, gặp chướng ngại vật chúng phải tan tác đi, hoảng loạn nên chúng lao vào người. Hoặc chúng đang trên đường đuổi theo con mồi thì lao vào người. Trên thế giới cũng chưa bao giờ có hiện tượng cá nhái tấn công người.
Tranh bi ca tan cong khi tam bien
Không tắm biển lúc sáng sớm hoặc chiều tối. 
Cẩn trọng với đàn cá mặt nước
TS Nguyễn Kiêm Sơn cho biết, cá nhái là loài cá dữ, nhưng chúng không tấn công người. Ở những vùng biển còn hoang sơ, ít khách du lịch, đặc biệt là các vịnh lớn thường xuất hiện các đàn cá. Đa phần đó là những đàn cá nhỏ đi kiếm ăn, không gây nguy hiểm cho du khách. Nhưng nếu gặp những đàn cá chỉ di chuyển trên mặt nước, thân trên màu xanh rêu, bụng có vạch trắng thì phải tránh xa, không được bơi kiểu lao vào giữa đàn cá sẽ khiến chúng hoảng sợ, chạy tan tác và có thể vô tình lao vào tấn công người. 
Đối với những đàn cá lớn hơn như cá nhồng, cá kiếm thì phải cẩn trọng hơn nữa, loài cá này có thể tấn công gây chết người trong chốc lát. Đây là những con cá có mõm dài, vây to, miệng to, con to có thể dài đến hàng mét. Nếu bị cá này tấn công kiểu bơi nhao thẳng vào người thì có thể làm đứt cổ, vết thương rộng hơn nhiều so với vết thương do cá nhái gây ra.
Cũng theo TS Nguyễn Kiêm Sơn, với những vùng biển có thể xuất hiện cá mập thì phải có những kiến thức kỹ năng cần thiết khi tắm biển, không vệ sinh khi đang bơi trên biển. Những phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt thì tuyệt đối không xuống biển. Cá mập và một số loài cá dữ rất nhạy cảm với mùi máu, chúng có thể tìm đến tấn công nếu phát hiện ra "con mồi" dù cách xa nhiều km. Không tắm biển lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tắm ở vùng nước đục, không mặc trang phục hoặc đeo trang sức lấp lánh, không bơi gần đàn cá nhỏ, không bơi gần khu neo đậu tàu thuyền...
"Cá dữ hay các đàn cá nhỏ thường xuất hiện ở các vịnh là bởi ở đây có điều kiện thuận lợi để chúng cư trú và kiếm ăn. Hơn nữa, ở xung quanh các vịnh thường có các lồng nuôi tôm hùm với nhiều mồi bên trong cũng thu hút chúng tìm đến. Hiện tượng El Nino cũng làm cho nhiệt độ và độ đục của dòng chảy tăng lên cũng khiến các loài cá này di chuyển vào gần bờ hơn".
TS Võ Văn Quang (Viện Hải dương học Nha Trang)

60 người bị đàn cá ăn thịt khổng lồ tấn công

(Kiến Thức) - Dòng sông Parana của Argentina nhuộm đỏ máu khi 60 người bất ngờ bị đàn cá dữ piranha tấn công vào đúng ngày lễ Giáng sinh.

60 người bị đàn cá ăn thịt khổng lồ tấn công
Vụ tấn công xảy ra khi gần trăm người bao gồm cả trẻ em đang bơi lội ở sông Parana, thành phố Rosario, nơi sinh của tiền đạo Barcelona Messi để hạ nhiệt trong một ngày nóng bức với nhiệt độ gần 38 độ C.

Những vụ cá tấn công người “cười ra nước mắt“

(Kiến Thức) - Cá lao lên cắn "vùng kín" của cần thủ, cá voi hất tung huấn luyện viên... là những trường hợp cá tấn công người kỳ quặc và hài hước nhất.

Những vụ cá tấn công người “cười ra nước mắt“
Nhung vu ca tan cong nguoi
Tình huống hài hước cho thấy người đàn ông bị một con cá lao lên như tên bắn và tấn công vào "vùng kín" của anh ta. 
Nhung vu ca tan cong nguoi
 Người đàn ông Mỹ đang vui vẻ ngắm cảnh quan dọc con sông thì bất thình lình một con cá to tát thẳng vào mặt, lực tác động mạnh đến nỗi làm rớt chiếc mũ ông đang đội chắc chắn.
Nhung vu ca tan cong nguoi
Những con thuyền rẽ sóng mạnh trên đại dương, còn cá bị bật lên làm rớt súng của một anh lính. 
Nhung vu ca tan cong nguoi
Trong màn biểu diễn hăng say, con cá voi hất tung cả huấn luyện viên. 
Nhung vu ca tan cong nguoi
 Liệu đây có phải là nụ hôn bạo lực mà con cá muốn dành cho cô bé đáng yêu?
Nhung vu ca tan cong nguoi
 Hàng chục con cá lao đến tấn công người đàn ông khiến anh ta không kịp trở tay.
Nhung vu ca tan cong nguoi
 Trong lúc đang hào hứng với chiến lợi phẩm trong tay, con cá "khủng" quẫy đạp khiến người đàn ông hết hồn vía. 
Nhung vu ca tan cong nguoi
 Cú tát bằng đuôi đáng nể của loài thủy quái.
Nhung vu ca tan cong nguoi
Những con cá có thể gây ra những vụ tấn công trầm trọng. 
Nhung vu ca tan cong nguoi
Những con cá không yếu đuối và dễ nắm bắt như chúng ta tưởng. 

Giáo viên cùng 14 học sinh du xuân tắm biển bị sóng cuốn

14 học sinh cùng một giáo viên du xuân tắm biển Mỹ Khê bị sóng cuốn, trong đó có ba em được cho là đã chết đuối.

Giáo viên cùng 14 học sinh du xuân tắm biển bị sóng cuốn

Em Nguyễn Tấn Tình - học sinh lớp 11F, trường THPT Tư Nghĩa II - kể lại, ngày 22/2, nhóm bạn cùng lớp rủ nhau xuống biển Mỹ Khê tắm biển đầu năm.

"Trong lúc đùa giỡn, cả nhóm 14 học sinh bị sóng cuốn rơi vào vòng xoáy hẫng chân nên đuối nước. Em và Bình được mọi người cứu sống còn Tư, Luân bị sóng nhấn chìm mất tích", Tình thuật lại.

Giao vien cung 14 hoc sinh du xuan tam bien bi song cuon
 Rất đông người tắm biển dịp đầu năm tại bãi biển Mỹ Khê.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) cho biết, đến sáng 23/2, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy thi thể Phan Minh Tư (17 tuổi, ngụ xã Nghĩa Kỳ) và Nguyễn Đình Luân (17 tuổi, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa).

Thi thể Nguyễn Công Ái (17 tuổi, ngụ xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) được vớt ở vùng biển Mỹ Khê vào tối 22/2. Nguyên nhân học sinh này bị đuối nước là do bơi ra quá xa nên bị kiệt sức không thể quay lại bờ.

Ông Thảo cho biết thêm: "Ba ngày qua, Ban quản lý khu du lịch biển Mỹ Khê đã cứu sống được 11 học sinh (lớp 10, 11) chủ yếu ở các xã phía Tây huyện Tư Nghĩa và một thầy giáo (ngụ xã Tịnh Đông) tắm biển bị sóng cuốn".

Theo ông Thảo, do tiết trời chuyển từ gió Bắc sang gió Đông Nam vào đầu năm đã gây sóng lớn, nhiều vòng xoáy tạo ra vực sâu nguy hiểm. Trong khi đó, nhiều người du xuân tắm ở bãi biển Mỹ Khê đã bơi quá xa bờ nên khi rơi vào vòng xoáy này không kịp trở tay.

Trước đó, theo nguồn tin trên Dân Trí, cũng tại bãi biển Mỹ Khê, chiều ngày 22/2 (mùng 4 Tết), một nhóm năm học sinh đi chơi Tết bị sóng biển cuốn trôi, trong đó có 2 học sinh được cứu sống. Sau đó, người dân cùng lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm thấy thi thể 1 học sinh khác, 2 học sinh còn lại vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Vào thời điểm trên, 5 học sinh đến biển Mỹ Khê chơi Tết, sau đó, các em đến khu vực bãi biển vắng người tắm, có bảng cảnh báo nguy hiểm và còi hú của lực lượng bảo vệ. Tuy nhiên, 5 học sinh này vẫn bất chấp lao ra biển để tắm và vui đùa.

Được biết, chính quyền địa phương đã lắp đặt hệ thống biển báo, phao tiêu cảnh báo nguy hiểm ở những khu vực dọc bãi tắm Mỹ Khê có vực sâu; tạm thời ngưng dịch vụ cho thuê phao tròn, áo phao nhằm tránh tình trạng du khách chủ quan bơi ra xa bờ dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Tin mới