Tranh cãi trách nhiệm vụ tài xế đâm chết người đi bộ qua đường quốc lộ

(Kiến Thức) - Vụ tai nạn giao thông làm một người đàn ông thiệt mạng ở ngã tư Văn Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đang khiến dư luận gây nhiều tranh cãi về trách nhiệm của tài xế.

Vừa qua, tại km 1568+800 quốc lộ 1A, gần ngã tư Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm một người đi bộ bị xe đâm chết tại chỗ.
Theo thông tin ban đầu từ Công an huyện Thuận Nam, nạn nhân được xác định là ông Lê Văn Thành (56 tuổi, ở thôn Nho Lâm, xã Phước Nam). Ông Thành đi bộ băng qua quốc lộ 1A thì bị ôtô (chưa xác định được loại xe, biển số xe, danh tính tài xế xe gây tai nạn) chạy theo hướng Bắc-Nam đâm và cán qua người trên làn đường ô tô. Phạm vi dấu vết thi thể nạn nhân để lại hiện trường dài hơn 5m.
"Do đoạn đường không có đèn chiếu sáng, nhiều khả năng không chỉ một ôtô cán qua người nạn nhân" - một cán bộ điều tra đặt vấn đề.
Trước đây, không thiếu những vụ tai nạn do ô tô va chạm với người đi bộ băng qua đường quốc lộ, cao tốc. Vậy trách nhiệm thuộc về lái xe hay người đi bộ? 
Tranh cai trach nhiem vu tai xe dam chet nguoi di bo qua duong quoc lo
 Hiện trường vụ tai nạn.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VPLS Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) đã có những phân tích về trường hợp trên.
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Đường cao tốc hay đường có kiểm soát lối ra vào là loại xa lộ được thiết kế riêng cho các phương tiện giao thông lưu thông với tốc độ cao.
Pháp luật chỉ cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc chứ không cấm đi vào đường quốc lộ.
"Điều 32, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trong trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, cần phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường...
Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ" - luật sư Diệp Năng Bình cho biết.
Tranh cai trach nhiem vu tai xe dam chet nguoi di bo qua duong quoc lo-Hinh-2
 Không thiếu những trường hợp băng qua cao tốc vô ý thức của người đi bộ.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2019, từ ngày 1/1/2018, người đi bộ nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông thì bị xử lý nghiêm như người điều khiển phương tiện.
Điều 260 Bộ luật Hình sự không còn bó hẹp trong phạm vi người điều khiển phương tiện mà đã mở rộng ra cả người tham gia giao thông, tức là đã bao gồm cả người đi bộ. Tại điều khoản này, nếu gây nên hậu quả nghiêm trọng như làm chết người và thiệt hại về tài sản trên 1 tỷ đồng thì bị phạt tù 7- 15 năm.
Từ những phân tích trên chúng ta phải phân ra hai trường hợp đó là người đi bộ trong vụ án này có vi phạm các quy định về việc qua đường được quy định tại Điều 32 Luật giao thông đường bộ hay không thì mới có kết luận chính xác.
Về trách nhiệm của tài xế, cần phải điều tra xem tài xế có tuân thủ theo Luật giao thông như có chạy đúng tốc độ trên tuyến đường cho phép không, có bật đèn đủ sáng không, có nồng độ cồn trong máu không... Nếu tài xế đã tuân thủ theo đúng quy định pháp luật và lỗi thuộc về người đi bộ thì đây có thể được xem là sự kiện bất ngờ và người tài xế không phải chịu trách nhiệm. Trường hợp tài xế vi phạm Luật giao thông đường bộ gây tử vong cho người đi bộ thì tài xế phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. 
Tranh cai trach nhiem vu tai xe dam chet nguoi di bo qua duong quoc lo-Hinh-3
 Luật sư Diệp Năng Bình.
Về phần người đi bộ, nếu người này vi phạm và người duy nhất thực hiện hành vi phạm tội đã chết thì xét theo Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, nếu người đi bộ còn sống thì có nghĩa vụ bồi thường mọi tổn thất. Trong trường hợp tai nạn ở Ninh Thuận, dù đã chết nhưng nếu người đó có tài sản để lại, những người thừa kế có trách nhiệm sử dụng tài sản đó để bồi thường.
"Ở đây, tôi muốn lưu ý thêm, chỉ khởi tố nếu vi phạm Điều 260 Bộ luật hình sự. Nếu người vi phạm không gây hậu quả được quy định tại điều trên thì không thể khởi tố" - luật sư Diệp Năng Bình kết luận.
>>> Xem thêm video: Đi ngược chiều gây tai nạn giao thông
 

Về quê lo hậu sự em, anh gặp tai nạn giao thông tử vong

(Kiến Thức) - Người dân xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vô cùng bàng hoàng, thương xót trước cái chết của người anh gặp tai nạn giao thông tử vong khi trên đường về lo hậu sự em trai tử vong do tai nạn lao động.

Sáng nay 13/12, lãnh đạo UBND xã Nhị Thành cho biết, chiều qua (12/12), người thân đã đưa anh Đỗ Văn Bé (SN 1957, ngụ huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) và Đỗ Hoàng Trọng (SN 1965, em ruột anh Bé, ngụ huyện Thủ Thừa) về quê nhà an táng. “Anh Bé gặp tai nạn giao thông tử vong khi đang trên đường về quê nhà lo hậu sự cho em chết vì TNLĐ”, đại diện chính quyền xã Nhị Thành, cho biết.
Ve que lo hau su em, anh gap tai nan giao thong tu vong
KCN Long Hậu - Hòa Bình, nơi anh Trọng bị TNLĐ tử vong 
Trước đó, trưa ngày 10/12, trong lúc đang làm việc tại công trình ở KCN Hòa Bình – Long Hậu (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa), cần cẩu ngã đập trúng khiến anh Trọng tử vong tại chỗ.

Nhận định mới vụ Việt kiều bị tạt axit, cắt gân chân

Một nguồn tin từ cơ quan công an, nhiều khả năng hung thủ tạt axit, cắt gân chân Việt kiều được người khác thuê để giải quyết mâu thuẫn.

Nhan dinh moi vu Viet kieu bi tat axit, cat gan chan
 1.Bộ Công an vào cuộc điều tra kẻ tạt axit, cắt gân chân Việt kiều: Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang phối hợp với công an tỉnh, trong đó có sự tham gia, chỉ đạo của Bộ Công an để khẩn trương thu thập chứng cứ, điều tra truy tìm hung thủ vụ án tạt a xít, cắt gân chân anh Võ Duy Nghiêm (SN 1993, định cư ở Canada), theo Vietnamnet. (Ảnh: Vietnamnet)

Tin mới