Tranh chấp tàu lai dắt tại Cảng Quy Nhơn: VKS nhân dân tối cao kháng nghị

Tranh chấp giữa Cảng Quy Nhơn và Công ty Cửu Long đã qua hai cấp xét xử. Thế nhưng, mới đây Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, cho rằng bản án phúc thẩm còn nhiều điểm không chính xác.

Phúc thẩm, Cảng Quy Nhơn phải bồi thường hơn 53,48 tỷ đồng
Theo bản án phúc thẩm số 31/2022/KDTM-PT ngày 16/12/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng: Công ty Cảng Quy Nhơn (gọi tắt là “Cảng Quy Nhơn”) và Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long (47 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh - gọi tắt là “Công ty Cửu Long”) ngày 12/10/2016 ký Hợp đồng kinh tế số 274/CUULONG/2016/01.02 (gọi tắt là “Hợp đồng 274”) về thuê tàu lai khai thác ở cảng Quy Nhơn trong 10 năm.
Theo bản án, từ ngày 01/7/2017, Cảng Quy Nhơn không thực hiện theo hợp đồng và pháp luật hàng hải nên xảy ra tranh chấp. Cụ thể, ngày 01/1/2019, Cảng Quy Nhơn đơn phương chấm dứt hợp đồng, không cho Công ty Cửu Long hoạt động lai dắt tại cảng; ra văn bản yêu cầu đội tàu lai của Công ty Cửu Long ra khỏi cảng và chuyển toàn bộ dịch vụ Công ty Cửu Long đang làm sang cho Công ty TNHH Thương mại vận tải Phúc Trường Linh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng (Tòa án cấp phúc thẩm) đã tuyên: buộc Cảng Quy Nhơn tiếp tục thực hiện Hợp đồng 274; trả cho Công ty Cửu Long hơn 53,48 tỷ đồng gồm: phí dịch vụ hơn 24,43 tỷ đồng; bồi thường thiệt hại năm 2019 và 2020 hơn 24,65 tỷ đồng; trả lãi hơn 4,39 tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện tại, bản án phúc thẩm đã được thi hành, Cảng Quy Nhơn cũng đã thi hành án xong. Tuy nhiên, mới đây Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên.
Tranh chap tau lai dat tai Cang Quy Nhon: VKS nhan dan toi cao khang nghi
Theo Tòa phúc thẩm, Cảng Quy Nhơn phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Cửu Long hơn 53,48 tỷ đồng  
Vì sao VKS nhân dân tối cao kháng nghị Giám đốc thẩm?
Quyết định số 02/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 14/6/2023 của Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tối cao có một số nội dung đáng chú ý sau:
Tòa án phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện bổ sung của Công ty Cửu Long về việc buộc Cảng Quy Nhơn phải có nghĩa vụ trả cho Công ty Cửu Long phí dịch vụ hơn 24,43 tỷ đồng, theo quy định tại Quyết định 3863 ngày 01/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải là không có căn cứ, thiếu khách quan, không đúng với tài liệu hồ sơ vụ án.
Theo đó, Công ty Cửu Long là đơn vị được Cảng Quy Nhơn thuê việc lai dắt tàu, không trực tiếp ký hợp đồng lai dắt với các hãng tàu, chủ tàu. Hơn nữa, giá cước phí này do chính bà Nguyễn Thị Nghiệp là đại điện theo pháp luật của Công ty Cửu Long lúc đó đang là Ủy viên Thường trược Hội đồng quản trị Cảng Quy Nhơn phê duyệt, thống nhất tại Tờ trình ngày 24/7/2017, và cước phí lai dắt từ ngày 01/7/2017 đến 05/12/2018 hai bên đã tiến hành đối chiếu, thanh toán xong, Công ty Cửu Long đã xuất hóa đơn không có thắc mắc gì.
Số tiền hơn 24,43 tỷ đồng là doanh thu từ kinh doanh dịch vụ lai dắt của Cảng Quy Nhơn đã được hoạch toán đầy đủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đã được kiểm toán đầy đủ, nộp thuế cho Nhà nước theo quy định. Do đó, việc Tòa phúc thẩm tuyên buộc Cảng Quy Nhơn phải thanh toán số tiền này cho Công ty Cửu Long là không có căn cứ, gây thiệt hại cho Cảng Quy Nhơn.
Tranh chap tau lai dat tai Cang Quy Nhon: VKS nhan dan toi cao khang nghi-Hinh-2
 VKS nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Bên cạnh khoản phí kinh doanh dịch vụ trên, VKS nhân dân tối cao cho rằng Tòa phúc thẩm quyết định buộc Cảng Quy Nhơn tiếp tục thực hiện Hợp đồng 274 không không có căn cứ, không đúng với các tình tiết khách quan có trong hồ sơ vụ án.
Bởi lẽ, phía Công ty Cửu Long ngay sau khi ra Văn bản số 72 ngày 04/12/2018 thông báo chấm dứt thực hiện Hợp đồng 274 kể từ ngày 05/12/2018 thì ngày 06/12/2018 đã tự ý không thực hiện việc lai dắt, còn phía Cảng Quy Nhơn cũng thể hiện ý chí muốn chấm dứt hợp đồng, quá trình giải quyết vụ án Cảng Quy Nhơn đã yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố chấm dứt Hợp đồng 274. Và thực tế, Hợp đồng 274 không còn được hai bên thực hiện, mà hiện nay dịch vụ lai dắt tàu thủy ra vào cảng đang do Công ty Phúc Trường Linh thực hiện theo hợp đồng đã ký với Cảng Quy Nhơn.
Thực tế, trong giai đoạn xử lý tình huống do Công ty Cửu Long đơn phương chấm dứt hợp đồng từ ngày 05/12/2018 đã phát sinh 21 lượt lai dắt tàu ra vào cảng Quy Nhơn, được thực hiện bởi Công ty Cửu Long. 21 lượt lai dắt này đều được Cảng Quy Nhơn và Công ty Cửu Long đề cập đến trong các công văn qua lại giữa hai bên, nhưng các công văn này không có nội dung nào thể hiện việc Cảng Quy Nhơn yêu cầu Công ty Cửu Long tiếp tục thực hiện hợp đồng, cũng như việc Công ty Cửu Long đồng ý tiếp tục thực hiện Hợp đồng 274.
Bên cạnh đó, việc Tòa phúc thẩm nhận định Cảng Quy Nhơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán Hợp đồng 274 và tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng đã làm cho Công ty Cửu Long bị nhiều thiệt hại là không có căn cứ. Bởi trong quá trình giải quyết tranh chấp, hai bên đều xác nhận, thực hiện Hợp đồng 274 hai bên đã tiến hành ký các Biên bản đối chiếu và đề nghị thanh toán, xuất hóa đơn GTGT thanh toán xong cước phí lai dắt tàu từ ngày 01/7/2017 đến ngày 05/12/2018.
Như vậy, Cảng Quy Nhơn đã thực hiện thanh toán cước phí lai dắt cho Công ty Cửu Long đúng theo điều khoản được quy định trong Hợp đồng 274 và các Phục lục hợp đồng nên Cảng Quy Nhơn không phải là bên vi phạm Hợp đồng 274. Còn phía Công ty Cửu Long là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng và đã được Cảng Quy Nhơn đồng ý chấm dứt hợp đồng nên Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu bồi thương thiệt hại của Công ty Cửu Long để tuyên buộc Cảng Quy Nhơn phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Cửu Long trong hai năm 2019 và 2020 là không có căn cứ.
VKS nhân dân tối cao cũng đưa ra nhận định, Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn là doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (75%), việc Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty Cửu Long như đã nêu trên là trái pháp luật gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước).
Qua đó, VKS nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 31/2022/KDTM-PT ngày 16/12/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Bản án kinh doanh, thương mại sở thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 15/7/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định; giao hồ sơ về Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

Cảng Quy Nhơn không tăng vốn điều lệ để “làm khó” Vinalines

(Kiến Thức) - Vài ngày gần đây một số thông tin cho rằng, việc cảng Quy Nhơn sẽ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ trong Đại hội cổ đông sắp tới là “làm khó” cho quá trình chuyển giao cảng sang Vinalines. Để làm rõ vấn đề này, PV Kiến thức đã làm việc với lãnh đạo Cty CP cảng Quy
Nhơn...

Trả lời các câu hỏi: Vì sao cảng Quy Nhơn dự kiến sẽ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 404,09 tỷ đồng lên 538,79 tỷ đồng vào Đại hội cổ đông sắp tới? Liệu việc tăng vốn này có ảnh hưởng gì đến tiến trình chuyển giao 75,01% cổ phần từ Cty CP Khoáng sản Hợp Thành (Cty KS Hợp Thành) sang Vinalines?

Đại diện Cty CP cảng Quy Nhơn (gọi tắt là cảng Quy Nhơn) khẳng định: Việc tăng vốn là nhằm huy động vốn để thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp mở rộng cảng năm 2019 theo quy hoạch và lộ trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vực dậy từ nợ nần, Vinalines chi 415 tỷ đồng mua lại cổ phần cảng Quy Nhơn

(Kiến Thức) - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã thanh toán 415 tỷ đồng để lấy lại 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn từ Công ty CP đầu tư và khoáng sản Hợp Thành.

Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), xác nhận đơn vị này đã kết thúc đàm phán, thanh toán lấy lại 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn từng sang nhượng cho Công ty CP đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (Hà Nội).

Theo ông Hải, dự kiến đầu tháng 6 tới, Vinalines tổ chức Đại hội cổ đông cảng Quy Nhơn nhằm sớm ổn định bộ máy.

Vuc day tu no nan, Vinalines chi 415 ty dong mua lai co phan cang Quy Nhon
 Từ một doanh nghiệp nợ hàng nghìn tỷ, Vinalines đã thoát nợ và mua lại cảng Quy Nhơn.

Trước đó, ngày 5/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng một số lãnh đạo của Bộ GTVT mắc vi phạm, khuyết điểm do liên quan đến cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo đó, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và một số cá nhân mắc khuyết điểm được nêu trong kết luận trên có liên quan đến các sai phạm trong quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Cụ thể, ngày 4/2/2013, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (nhiệm kỳ từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2016), nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã ký quyết định đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015. Theo đó, Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn.

Ngày 27/5/2013, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký tiếp văn bản với nội dung xét đề nghị của Bộ GTVT và Bộ Tài chính, Thủ tướng có ý kiến như sau: "Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines CPH cảng Quy Nhơn theo phương thức Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ; các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, không bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; sau CPH, công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán".

Đến ngày 8/9/2014, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký tiếp công văn đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT, cho phép bán hết phần vốn của Vinalines tại QNP cho các nhà đầu tư trong nước và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Như vậy, chưa đầy 2 năm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã liên tục ký 3 văn bản từ để cho Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn đến bán hết phần vốn của Vinalines tại QNP. Sau các văn bản này, Công ty Hợp Thành đã được chuyển nhượng 86,23% vốn điều lệ (348/404 tỉ đồng) của QNP.

Ngoài ra, ông Đinh La Thăng, nguyên bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ GTVT và các ủy viên Ban Cán sự Đảng, gồm các thứ trưởng Bộ GTVT: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật cũng đã có những sai phạm do liên quan đến các đề xuất trong quá trình CPH tại cảng Quy Nhơn và bán hết phần vốn tại QNP.

Tháng 9/2019, TTCP công bố kết luận thanh tra việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Trong đó, đáng chú ý Bộ GTVT có 2 văn bản cho Công ty Hợp Thành thỏa thuận trực tiếp khi chưa được Thủ tướng cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm các văn bản pháp luật.

Vì vậy, 2 văn bản này phải được xem xét, hủy bỏ; 75,01% cổ phần Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải được xử lý thu hồi về sở hữu nhà nước...

Trong quá trình đàm phán, đại diện Công ty Hợp Thành đã đề nghị số tiền chuyển nhượng 75,01% cổ phần tại QNP là khoảng 750 tỷ đồng. Tuy nhiên, phía Vinalines cho rằng mức giá này là quá cao.

Đến ngày 29/5, hai bên đã đạt được thỏa thuận và thống nhất hoàn tất thanh toán 415 tỷ đồng cho Công ty Hợp Thành; đồng thời Vinalines nhận lại quyền sở hữu 75,01% cổ phần ở cảng Quy Nhơn.

Tin mới