Tránh sai lầm khi giữ ấm vào mùa đông

(Kiến Thức) - Có nhiều cách để giữ ấm cho cơ thể, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.  

Tránh sai lầm khi giữ ấm vào mùa đông
Tránh ăn thịt vịt, rượu...
Vào mùa đông, mặc dù ăn đủ 3 bữa, nhưng không ít người vẫn luôn có cảm giác đói. Câu hỏi đặt ra là liệu có cần phải bổ sung thêm khẩu phần ăn so với các mùa khác trong năm hay không? 
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm Dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng Cleveland (Hoa Kỳ), vào mùa đông, chúng ta nên chia nhỏ các bữa ăn và cố gắng ăn 5 bữa mỗi ngày, trong đó phải có ít nhất một bữa ăn và uống các loại thực phẩm thật nóng. Điều này sẽ giữ nhiệt độ cơ thể ấm áp suốt cả ngày. Ngoài ra, các bữa ăn này nên bao gồm các thực phẩm giàu protein, rau và hoa quả. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, đồ ăn cay, càng cay càng tốt sẽ giúp ích cho cơ thể vào mùa đông.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam giải thích thêm, mùa lạnh bao giờ cũng cảm giác đói hơn so với các mùa khác trong năm do là cơ thể tiêu tốn nhiều calo để giữ nhiệt, vì vậy cần tăng cường khẩu phần để đảm bảo đủ calo. Tốt nhất nên ăn những đồ nóng và sinh nhiệt như thịt bò, thịt chó, dê, ngựa và nên hạn chế ăn thịt vịt, thịt lợn... Ngoài ra, nên tăng cường các thực phẩm nhiều lipit như mỡ cá, ăn nhiều gừng, hành tỏi...
Lương y Vũ Quốc Trung cũng cảnh báo về việc uống rượu vào ngày lạnh. Người dân Việt Nam vẫn có thói quen "uống một chén cho ấm người". Tuy nhiên, quan niệm này là rất sai lầm vì thực tế uống rượu lại gây mất nhiệt cơ thể.
Vào mùa đông nên mặc trang phục nhiều lớp khi ra ngoài.
Vào mùa đông nên mặc trang phục nhiều lớp khi ra ngoài. 
Găng tay nên hở ngón
Không ít người vào mùa đông thường có thói quen mặc quần áo thật dày với quan điểm thà mặc một áo dày còn hơn mặc nhiều áo mỏng. Tuy nhiên, TS Lynn Kerew, thuộc Trung tâm Dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng Cleveland (Hoa Kỳ) lại cho rằng, nên mặc trang phục nhiều lớp khi ra ngoài. Thay vì mặc một lớp áo thật dày, mặc nhiều lớp mỏng sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là vì nhiệt lượng lưu chuyển giữa các lớp vải sẽ giúp giữ ấm cơ thể. 
Theo đó, để giữ ấm cho cơ thể quần áo nên mặc 3 lớp. Lớp trong cùng nên mặc chất liệu vải thô polopropilen hoặc lụa thoáng và làm khô mồ hôi ẩm từ cơ thể. Lớp thứ 2 nên là một lớp nhẹ và ấm, chất liệu len hoặc lông. Lớp thứ 3 có thể là áo jacket. Trang phục ngoài cùng cần chống nước và cản gió để bảo vệ tối đa khỏi giá rét và mưa lạnh. Nếu cần ấm hơn, người dân có thể tăng cường lớp áo len hoặc mặc áo jacket dày. 
Bên cạnh đó, vào mùa đông nên mặc áo khoác và đi giầy trước 5 phút khi ra ngoài đường sẽ giúp cơ thể ấm hơn. Việc sử dụng các loại miếng dán giữ ấm cơ thể cũng là gợi ý hay, nhưng cần nhớ không dán trực tiếp lên da và không để quá lâu. Ngoài ra, nếu sử dụng găng tay, nên chọn loại găng tay hở ngón. Nhiều người cho rằng, găng tay hở ngón sẽ khiến phần ngón tay hở sẽ bị lạnh cóng, thực ra khi đeo găng tay này sẽ ấm hơn găng tay thông thường vì các ngón tay chạm vào nhau lại giúp giữ ấm lẫn cho nhau.
Chú ý các đầu mút cơ thể 

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế cho rằng, vào mùa đông, các đầu mút cơ thể là những nơi mất nhiệt nhiều nhất, vì thế chúng ta luôn cảm thấy chân, tay, tai, đỉnh đầu bị lạnh cóng. Ngoài ra, đây cũng là những phần bị lộ ra khỏi cơ thể nên dễ tiếp xúc với khí lạnh hơn. Các nơi này cũng nằm xa những động mạch lớn là nơi sinh ra nhiệt năng, nên không được "hưởng" lượng nhiệt này. Vì thế, vào mùa đông không chỉ chú ý giữ ấm cho cơ thể mà còn phải chú ý đến các lỗ thông khí như tai, mũi, đỉnh đầu... 

Những loài không nên khám phá trên Trái đất

(Kiến Thức) - Mỗi năm, các nhà khoa học phát hiện ra hàng chục ngàn sinh vật mới, có những loài con người chỉ ước là không được khám phá ra.

Những loài không nên khám phá trên Trái đất
Rết rồng màu hồng. Hầu hết các động vật nhiều chân con người nhìn sẽ thấy một chút kinh tởm. Nhưng chúng không phải là những mối đe dọa khủng khiếp, ngoại trừ loài rết rồng màu hồng. Nó lần đầu được phát hiện vào năm 2007, và sẽ rất tệ nếu đến gần làn da của bạn.
Rết rồng màu hồng. Hầu hết các động vật nhiều chân con người nhìn sẽ thấy một chút kinh tởm. Nhưng chúng không phải là những mối đe dọa khủng khiếp, ngoại trừ loài rết rồng màu hồng. Nó lần đầu được phát hiện vào năm 2007, và sẽ rất tệ nếu đến gần làn da của bạn. 

Mổ xẻ cách giữ ấm của áo sinh nhiệt

(Kiến Thức) - Với cái lạnh buốt giá, chiếc áo sinh nhiệt sẽ giúp người mặc cảm thấy ấm áp hơn.

Mổ xẻ cách giữ ấm của áo sinh nhiệt
Giá cao do... xách tay
Chỉ cần gõ tìm kiếm trên Google, hàng triệu kết quả về áo sinh nhiệt được hiện ra với các mẫu mã cùng lời quảng cáo “có cánh”. Theo quảng cáo, áo sinh nhiệt được làm với công nghệ hiện đại bằng các sợi micro acrylics siêu nhỏ giúp làm ấm cơ thể, hạn chế sự tỏa nhiệt ra môi trường. Áo còn hoạt động dựa trên nguyên tắc hấp thụ độ ẩm cơ thể, sự chuyển động của các giọt nhỏ sinh ra nhiệt giữ cho cơ thể luôn ấm áp. 

Mùa đông + đóng cửa = dễ ốm

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, nhiều người thường ngồi miết trong nhà để tránh lạnh là sai lầm. Để khoẻ mạnh và tăng sức đề kháng thì nên ra ngoài trời nhiều hơn. 

Mùa đông + đóng cửa = dễ ốm
Mùa đông vẫn cần ra ngoài trời thường xuyên
ThS Nguyễn Trinh Hương, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động cho biết, mùa đông nhiều người có thói quen ở suốt ngày trong nhà để tránh rét là chưa hợp lý. Thay vào đó, vẫn khuyến khích mọi người nên ra ngoài trời để hít không khí trong lành cũng như tăng sức đề kháng.

Tin mới