Người xưa có câu "họa từ mồm mà ra", thực tế có nhiều bệnh là do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý của chúng ta, đặc biệt hiện nay khi đời sống vật chất ngày càng nâng cao, nhiều người có thói quen ăn uống không điều độ hoặc lựa chọn kết hợp thực phẩm bừa bãi, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều căn bệnh tiềm ẩn, thậm chí có người còn mắc bệnh ung thư.
Nên tránh những thói quen ăn uống nào để ngăn ngừa ung thư?
1. Không ăn thức ăn bị mốc
Thực phẩm dù là gì đi chăng nữa nếu để quá lâu sẽ bị biến chất, nấm mốc, thậm chí để trong tủ lạnh quá lâu sẽ bị nhiều vi khuẩn xâm nhập. Nhiều người vì muốn tiết kiệm mà bỏ đi những phần mốc, giữ lại những phần họ cho là vẫn có thể ăn được. Thế nhưng hành vi này thực sự gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cực lớn đối với sức khỏe.
Để thực phẩm bị hư và mốc là một quá trình rất dài, một lượng lớn độc tố sẽ tích tụ thực phẩm. Ngay cả những phần còn lại trông bình thường cũng sẽ chứa nhiều độc tố. Nếu giữ thói quen này lâu ngày dễ sinh ra nhiều loại bệnh, kể cả ung thư.
Ảnh minh họa. |
2. Ăn ít thức ăn hun khói
Nhiều người rất thích hương vị của đồ ăn hun khói, đặc biệt là trong những ngày lễ Tết, trên bàn ăn sẽ có nhiều loại đồ ăn hun khói. Mặc dù loại thực phẩm này có hương vị đặc trưng và để được lâu nhưng lại không tốt cho sức khỏe.
Thực tế, thực phẩm hun khói sử dụng lửa than trong suốt quá trình hun, quá trình đốt cháy không hoàn toàn của những thực phẩm này sẽ tạo ra chất gây ung thư benzopyrene. Loại chất độc hại này sẽ lưu lại trên bề mặt thực phẩm hun khói, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ làm tăng nguy cơ ung thư.
3. Không hâm thức ăn nhiều lần
Nhiều người có tật lười, khi đã nấu thì sẽ nấu rất nhiều sau đó thì cất vào tủ lạnh để ăn dần, mỗi lần sẽ lại lấy ra hâm nóng hôm sau ăn tiếp. Mặc dù đây là một hành vi tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc nhưng nó cũng gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Ảnh minh họa. |
Thực phẩm sau khi để một thời gian không những giảm giá trị dinh dưỡng đi rất nhiều mà còn sinh sôi nhiều độc tố và vi khuẩn. Nếu dùng những thực phẩm này trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và tăng khả năng mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu thức ăn được hâm nóng nhiều lần, một lượng lớn axit nitơ sẽ được tạo ra, đây là một chất gây ung thư đã được công nhận. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, chúng ta phải nắm vững lượng thức ăn thường nấu, cân nhắc đến dinh dưỡng phù hợp và hạn chế tối đa việc thức ăn thừa.
4. Ăn ít dưa chua
Nhiều người thích ăn kèm đồ chua khi ăn một số món, thực tế các loại đồ chua như dưa muối, cà muối không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn có thể bảo quản được lâu. Tuy có nhiều loại dưa muối ăn rất ngon miệng nhưng lại chứa rất nhiều axit nitrơ, axit nitrơ sẽ phản ứng với các hợp chất amin khi ăn vào cơ thể, cuối cùng tạo ra các amin nitrit, tích tụ trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, trong quá trình ngâm, muối các loại đồ chua này buộc phải cho một lượng lớn muối, ăn quá thường xuyên thì hàm lượng muối trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn khiến huyết áp tăng cao, hàng loạt bệnh tiềm ẩn sẽ xuất hiện.
Có thể nói, những thực phẩm trên rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên những thực phẩm này lại có hại cho sức khỏe, vì sức khỏe mà chúng ta phải ăn ít đi, tốt nhất là không nên ăn thì nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là bệnh ung thư sẽ giảm đi rất nhiều.