Trao 2 giải Nhất Cuộc thi Viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
Tác phẩm “Tấm huy chương của Hoàng Minh Hiếu!” và "Hơi ấm tỏa từ bàn tay” đã đoạt giải Nhất cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường.
Mai Loan
Chiều 29/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2023 sau khi thu hút hơn 80.000 bài dự thi.
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải Nhất.
Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.
Sau hai tháng phát động, Cuộc thi đã đón nhận sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80.000 bài dự thi, được gửi qua email và đường bưu điện. Số lượng bài tham gia cho thấy cuộc thi đã có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường.
Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của cuộc thi.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đại diện Ban giám khảo chung khảo cuộc thi, cho biết: "Mỗi thành viên trong ban giám khảo đều nhận thấy, đâu đó, nhà giáo cũng như nhà trường không tránh khỏi vết thương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh đẹp đẽ hiện lên lung linh, trong sự khâm phục của trò, ngưỡng mộ của đời. Mỗi tác phẩm dự thi là minh chứng cho giá trị mà thầy cô và nhà trường dâng hiến cho cuộc đời".
Ông Nguyễn Ngọc Ân nhận định, qua mỗi mùa giải, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều. Đặc biệt, cuộc thi đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với ngành giáo dục.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, cuộc thi đã tạo tiếng vang lớn và hiệu ứng tích cực trong các nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. Từ năm 2019 - 2022, cuộc thi tiếp tục được tổ chức và thành công vang dội. Như một làn gió thơm, cuộc thi ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút hàng triệu giáo viên và học sinh, sinh viên trên mọi miền Tổ quốc tham gia.
Từ 80.000 bài dự thi, Ban Giám khảo Sơ khảo đã lựa chọn được 44 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Ban giám khảo lựa chọn và trao 30 giải (2 giải tập thể và 28 giải cá nhân).
Hai tác phẩm được trao giải Nhất là tác phẩm “Tấm huy chương của Hoàng Minh Hiếu!” của tác giả Cao Văn Dũng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (TP Hà Nội) và tác phẩm “Hơi ấm tỏa từ bàn tay” của cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT số 2, tỉnh Nghệ An.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Thí sinh Hà Nội" đánh giá về đề thi tổ hợp môn KHTN, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023:
Tôn vinh người thầy qua cuộc thi viết về thầy cô và mái trường năm 2023
Chiều 9/10, Lễ phát động cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 đã diễn ra tại Hà Nội.
Cuộc thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại được giao nhiệm vụ thường trực, tổ chức.
Cuộc thi nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục và những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học và giáo dục học sinh.
Ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc, khoảng cách vùng miền càng cách xa
Cô giáo Phạm Thị Liên cho rằng, khi ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc, nhiều học sinh miền núi có thể không học, khoảng cách giữa các vùng miền ngày càng cách xa.
Chiều 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, kỳ thi sẽ gồm hai môn bắt buộc Toán, Ngữ Văn. Thí sinh thi thêm hai môn tự chọn trong số 7 môn còn lại bao gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Như vậy, chính thức Ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này, đã tiếp tục nhận những ý kiến trái chiều từ dư luận.