Trẻ em hay mút ngón tay cái ít bị dị ứng hơn

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học New Zealand, trẻ nhỏ hay mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay sẽ ít bị dị ứng hơn khi trưởng thành.

Các nhà khoa học trường Đại học Otago, New Zealand, kết luận rằng phát hiện này của họ đã ủng hộ cho giả thuyết rằng vào thời kì đầu của cuộc sống, việc tiếp xúc với các tổ chức vi khuẩn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh dị ứng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ đã ghi lại thói quen mút ngón tay cái và cắn móng tay của 1037 trẻ em ở độ tuổi 5, 7, 9 và 11 tuổi. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dõi bằng cách cho những đứa trẻ đó làm xét nghiệm da dị ứng khi chúng ở độ tuổi 13 và 32.
 
Kết quả là 49% số trẻ 13 tuổi không hay mút ngón tay cái hay cắn móng tay có xét nghiệm dương tính với ít nhất một tác nhân dị ứng, so với 38% trẻ có thói quen này. Mức độ dị ứng giảm đến 31% đối với những trẻ em có cả hai thói quen trên. Kết quả này vẫn giữ nguyên đến khi trẻ trưởng thành 32 tuổi, không tính đến các yếu tố như di truyền từ cha mẹ, từ vật nuôi hay bú sữa mẹ.
Nhà nghiên cứu chính Bob Hancox của nhóm nói: "Điều này cho thấy rằng việc tiếp xúc với các vi khuẩn của đứa trẻ làm giảm nguy cơ phát triển chứng dị ứng".
Tuy nhiên, dù rằng có kết quả thử nghiệm da từ phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho hay họ cũng không có bằng chứng để chứng tỏ thói quen trên làm giảm nguy cơ những bệnh dị ứng mãn tính như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng: "Chúng tôi không cho rằng trẻ em nên được dạy dỗ để bỏ mất những thói quen này, bởi có lẽ nó thật sự có ích sức cho sức khỏe."

Xem bé nấc, cười, mút tay trong bụng mẹ ở tháng thứ 4

(Kiến Thức) - Khi thai nhi được 13-14 tuần tuổi thì cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, các bác sĩ có thể xác định chính xác giới tính của thai nhi thông qua siêu âm.

Thai nhi tuần thứ 13: bắt đầu biết mút ngón tay. Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.
 Thai nhi tuần thứ 13: bắt đầu biết mút ngón tay. Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.

Lý do mẹ không nên cấm trẻ mút ngón tay

(Kiến Thức) - Những trẻ mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay về sau sẽ ít bị dị ứng hơn những trẻ khác, đây là kết quả của một nghiên cứu kéo dài suốt 3 thế kỷ.

Ly do me khong nen cam tre mut ngon tay

Mặc dù kết quả của nghiên cứu này không khuyến khích trẻ mút ngón tay hoặc cắn móng tay nhưng cũng chỉ ra rằng thói quen mà không cha mẹ nào muốn tạo dựng cho con mình này sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng hơn trong thời thơ ấu. 

Tin mới