Trẻ em ngày nay thô lỗ và bất lịch sự, nguyên nhân từ đâu?

Sự thật không thể chối cãi là trẻ em ngày nay cư xử kém, hay bất lịch sự và thiếu tôn trọng người lớn so với thế hệ trước.

Trẻ em ngày nay thô lỗ và bất lịch sự, nguyên nhân từ đâu?
Cha mẹ cần biết 5 nguyên nhân gây nên tình trạng trên để có thể hiểu các con hơn và có những điều chỉnh phù hợp khi nuôi dạy chúng.
1. Thiếu sự giáo dục từ cộng đồng
Tre em ngay nay tho lo va bat lich su, nguyen nhan tu dau?
Ảnh minh họa. 
Cha mẹ thời nay luôn cố gắng nuôi dạy con độc lập và không muốn người khác can dự sâu vào chuyện giáo dục con cái của mình, dù cho đó là ông bà nội ngoại.
Trong khi đó, những thế hệ trước thì ngược lại. Họ biết rằng, trẻ em cần được sống và trưởng thành trong một cộng đồng. Điều này dạy trẻ cách tôn trọng tất cả những người lớn khác chứ không phải chỉ biết mỗi cha mẹ của mình. Nếu không, chúng sẽ nghĩ rằng mình chẳng cần phải có mỗi liên hệ nào đối với những người khác ngoài gia đình.
2. Cha mẹ thường bỏ qua lỗi
Thông thường, khi trẻ mắc lỗi, chúng ta thường tha thứ cho chúng bởi nghĩ rằng chúng còn quá nhỏ để biết rằng việc mình làm là không đúng. Chúng ta nghĩ rằng trẻ con rất ngây thơ và trong sáng, nhưng việc thường xuyên bỏ qua lỗi của chúng không phải là cách làm đúng. Trẻ em học hỏi rất nhanh, do vậy điều quan trọng là chúng ta phải giúp chúng nhận ra lỗi của mình và sửa sai.
3. Phụ thuộc vào công nghệ hiện đại
Tre em ngay nay tho lo va bat lich su, nguyen nhan tu dau?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Nhiều năm trước, trẻ em hạnh phúc biết chừng nào khi được nghe bản radio trên một chuyến xe, hoặc thức dậy sớm vào sáng thứ Bảy để xem một bộ phim hoạt hình. Ngày nay, trẻ em có máy tính bảng, iPad và nhiều thiết bị công nghệ khác để nghe nhạc, xem phim hoặc bất kỳ chương trình truyền hình nào chúng thích mà không cần chờ đợi.
Chính vì vậy, cha mẹ cũng không còn tương tác với con cái nhiều như trước. Trong khi đó, trẻ em cần được phát triển các mối quan hệ giữa người với người. Việc quá phụ thuộc vào công nghệ khiến trẻ trở nên độc lập khi còn quá nhỏ và không cần thêm các mối quan hệ khác.
4. Cha mẹ quá nuông chiều
Cha mẹ ngày nay cho con nhiều tiền tiêu vặt hơn và coi trọng ý kiến của chúng chứ không áp đặt như ngày trước. Đây không phải là điều gì không tốt nhưng trẻ cần hiểu rằng, rồi chúng sẽ phải khôn lớn và không còn được nuông chiều như khi còn bé bỏng.
Khi bạn cho con nhiều đặc quyền, hãy chắc chắn rằng chúng cũng cần phải có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh hơn.
5. Được mọi người coi là trung tâm
Khi bạn có con, đứa con ấy dường như sẽ trở thành trung tâm trong cuộc sống của cha mẹ. Tuy nhiên, người lớn cũng cần phải có thời gian cho riêng mình. Cha mẹ cần quan điểm rõ ràng rằng họ không sống chỉ để nuôi con. Đứa trẻ sẽ học được rằng bất kỳ ai cũng cần được đối xử với sự quan tâm và trân trọng chứ không phải chỉ có chúng mới có đặc quyền ấy.

Xem trẻ em thành phố quậy phá tưng bừng khi về quê

(Kiến Thức) - Những trẻ em thành phố tha hồ quậy phá khi về quê mà không sợ bố mẹ mắng vì đã có ông bà... bênh.

Xem trẻ em thành phố quậy phá tưng bừng khi về quê
Xem tre em thanh pho quay pha tung bung khi ve que
 Trẻ em thành phố về quê có thể tha hồ quậy phá mà không sợ bố mẹ mắng vì kiểu gì ông bà cũng bênh bé. Một em bé đang được ông cho ăn. Ảnh: Tienphong.
Xem tre em thanh pho quay pha tung bung khi ve que-Hinh-2
 Ngay cả những thứ bình dị và đơn giản nhất như những bông hoa gạo cũng thu hút được sự chú ý của các bé. Ảnh: Tienphong.

Bé có 5 đặc điểm này, chắc chắn lớn sẽ có chỉ số IQ vượt trội

Chỉ số IQ của trẻ ngoài phụ thuộc vào di truyền còn liên quan đến môi trường giáo dục, đào tạo. Nếu bé sớm có 5 đặc điểm này, bố mẹ đừng bỏ lỡ, hãy tiếp tục nuôi dưỡng tài năng của các em bé.

Bé có 5 đặc điểm này, chắc chắn lớn sẽ có chỉ số IQ vượt trội
Khả năng ngôn ngữ

Học sinh lớp 9 lo lắng “không biết bạn ấy có bầu hay không?”

Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có khoảng 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Cứ 8 tiếng trôi qua lại có thêm 1 cháu bé trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại này.

Học sinh lớp 9 lo lắng “không biết bạn ấy có bầu hay không?”

Đó là số liệu được đưa ra tại Hội thảo “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em – Từ luật pháp, chính sách đến thực tiễn” ngày 7/12.

học sinh,xâm hại tình dục
Khách mời thảo luận về vai trò của nhà trường trong việc phòng ngừa và hỗ trợ trẻ bị XHTD

Tin mới