Trẻ hô biến đồ dùng thành... đồ chơi: nên hay không?

(Kiến Thức) - Đồ chơi từ các đồ dùng  gia đình có thể thỏa mãn tính tò mò nhưng không thể thay thế đồ chơi đúng nghĩa.

Trẻ hô biến đồ dùng thành... đồ chơi: nên hay không?
Không ít các bậc cha mẹ, hay người trông trẻ đã lấy các loại đồ dùng, đồ cũ trong gia đình như điện thoại hỏng, điều khiển tivi, vỏ hộp thuốc, lọ tăm... cho trẻ chơi. Nhiều người tỏ ra lo ngại cách "sáng tạo" đồ chơi kiểu này liệu có mất an toàn cho trẻ hay không. Theo các chuyên gia, việc tận dụng đồ dùng hoặc đồ cũ cho trẻ chơi không gây hại, tuy nhiên, không thể thay thế đồ chơi cho trẻ.
Làm phong phú thêm đồ chơi
Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ tại trường mầm non Hoa Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) về việc tận dụng đồ dùng trong gia đình làm đồ chơi cho trẻ, chúng tôi nhận được 2 luồng ý kiến. Một bên thì ủng hộ vì cho rằng đây là một cách làm gia tăng đồ chơi cho trẻ đồng thời tiết kiệm được một khoản tiền cho bố mẹ. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng, việc tận dụng lọ tăm, điều khiển từ xa, lọ nước hoa... làm đồ chơi là rất nguy hiểm, thậm chí có khả năng ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Chẳng hạn, khi cho con nghịch tăm, chẳng may, nếu trẻ nuốt phải chiếc tăm thì tai hại khôn lường. 
ThS Nguyễn Ngọc Bích, Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Hà Nội cho biết, trẻ nhỏ tuổi thường thích các đồ chơi màu sắc và có tiếng động. Đó là lý do vì sao trẻ luôn hướng theo tiếng lắc xúc xắc, hay tiếng lọc cọc của chiếc hộp rỗng có chứa một vật nhỏ bên trong, hoặc nhìn các đồ vật màu sắc chuyển động trước mắt. Chính vì điều này mà các bà, các mẹ khi chăm sóc trẻ ở nhà thường tiện tay lấy những vỏ hộp kẹo bánh, hộp sữa bột, hay thậm chí là vỏ hộp thuốc cho trẻ chơi, vừa có thể tạo tiếng động mới hấp dẫn trẻ, vừa có thể cho trẻ xé, giật, ném mà có rách hỏng cũng chẳng sao. 
Trẻ lớn hơn một chút lại có xu hướng thích bắt chước người lớn, nên việc cho trẻ chơi những chiếc điện thoại cũ, gương, lược, điều khiển các thiết bị điện, điện tử... cũng là chuyện thường thấy ở các gia đình. Chơi những vật dụng này khiến cho trẻ vừa được khám phá đồ chơi mới, vừa có cảm giác như được chơi đóng vai người lớn, nên trẻ rất thích, thường chơi ngoan và trật tự. 
KS Trần Thế Vinh, Công ty Điện tử Trung Vinh cũng tỏ ra không ngạc nhiêu khi được hỏi về việc nhiều bậc cha mẹ dùng điện thoại hỏng hay điều khiển từ xa của tivi, quạt, điều hòa... làm đồ chơi cho trẻ con. 
KS Trần Thế Vinh giải thích, nhiều người lo sợ cho trẻ chơi các thiết bị cầm tay như điều khiển từ xa sẽ nguy hiểm vì các thiết bị này có có khả năng phát nổ. Tuy nhiên, thực tế, các thiết bị này không có khả năng phát nổ vì chúng thường sử dụng pin, nguồn điện không lớn. Khi bị chập, chúng chỉ "xoẹt" một cái đã "ăn" hết nguồn điện có trong pin nên không thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng con người. Khi tận dụng những đồ này cho trẻ chơi, chỉ cần vệ sinh sạch vì các thiết bị này thường rất bẩn và tránh để cho trẻ nhỏ cho vào miệng ngậm là được.
 
Không thể thay thế đồ chơi 
ThS Nguyễn Ngọc Bích cho hay, các mẫu đồ chơi của trẻ được sản xuất dựa trên những nghiên cứu về tâm lý, sở thích, thói quen của trẻ ở từng lứa tuổi nhất định, giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường khả năng vận động, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Các món đồ chơi tự tạo từ các đồ dùng  gia đình có thể thỏa mãn tính tò mò, ưa cái mới lạ của trẻ nhưng không thể thay thế cho các đồ chơi đúng nghĩa.
Vì thế, các bậc cha mẹ ngoài việc tận dụng các đồ dùng trong gia đình hoặc đồ cũ đã qua sử dụng cho trẻ chơi thì vẫn nên tùy theo điều kiện, hoàn cảnh để bổ sung các đồ chơi đúng lứa tuổi cho trẻ. Ngoài ra, các đồ chơi tận dụng từ đồ dùng cũ cũng phải chọn lọc để đảm bảo an toàn và vệ sinh khi cho trẻ chơi. Để thỏa mãn tính ưa đồ chơi mới của trẻ, cha mẹ nên thi thoảng cất bớt các đồ chơi mà trẻ đã quen thuộc và có biểu hiện chán, không thích chơi những món đồ đó nữa, để lâu lâu mang ra cho trẻ chơi lại, trẻ sẽ lại thấy hứng thú như đối với một món đồ mới.
Việc lựa chọn đồ chơi từ các đồ dùng trong gia đình cần tránh cho trẻ nhỏ chơi với những đồ vật làm bằng thủy tinh dễ vỡ, tránh sử dụng những vỏ chai chưa được kiểm định về mặt y tế như chai lọ đựng thuốc, tránh việc dùng các vật sắc nhọn, hình dạng góc cạnh hoặc có nhiều chi tiết nhỏ như chìa khóa, kim, tăm...
GS.TS tâm lý học Nguyễn Ngọc Phú (Hội KH Tâm lý Giáo dục Việt Nam) 

Chất cực độc cho trẻ từ “rác” đồ chơi

(Kiến Thức) - Nhiều gia đình có những thùng, tủ, kho trong nhà chứa đồ chơi từ lúc trẻ biết bò cho tới khi đã đi học và đến tuổi trưởng thành vẫn giữ làm kỷ niệm.  Chính cách lưu giữ này đã khiến những món đồ chơi để lâu trở thành "rác điện tử, kim loại, nhựa" trong nhà. 

Chất cực độc cho trẻ  từ “rác” đồ chơi
Tận dụng cho em đỡ tốn tiền mua 
Trong góc của gian phòng khoảng 20m2 nhà anh Trần Văn Đức, ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM lỉnh kỉnh đồ chơi của trẻ. Những con búp bê đã rơi rụng lông mi, mình mẩy lấm lem, những chiếc xe ô tô nhựa mất mui, bể vỡ, những bộ xếp hình các con chữ đã bong tróc lớp sơn... được dồn gọn vào vài chiếc thùng giấy. Anh Đức khệ nệ bê ra: "Đấy có những món đồ chơi suốt từ năm thằng cu Mạnh còn đi mẫu giáo, nay nó học lớp 10 rồi mà vẫn còn. Tôi cũng bận rộn suốt nên cứ tống vào thùng bỏ kho, có thời gian nhớ ra thì đem lựa cho tụi trẻ con nhà cô, chú nó chơi". 

Kinh hoàng hóa chất độc hại trong hồng ngâm

(Kiến Thức) - Đằng sau "mã ngoài" bóng đẹp và chín đều, thì mối quan ngại hóa chất trong những trái hồng được bày bán trên thị trường, khiến người tiêu dùng Việt hoang mang, lo lắng.

Kinh hoàng hóa chất độc hại trong hồng ngâm
Tháng 8 âm lịch chính là mùa chín rộ của trái hồng. Với người Việt, loại quả này không những là món ngon vào thu, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả đêm Rằm.
Tháng 8 âm lịch chính là mùa chín rộ của trái hồng. Với người Việt, loại quả này không những là món ngon vào thu, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả đêm Rằm.

6 loại mỹ phẩm dễ khiến phái đẹp bị ung thư

(Kiến Thức) - Thuốc nhuộm tóc, son môi, kem làm trắng da…là những sản phẩm làm đẹp, nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư cho chị em.

6 loại mỹ phẩm dễ khiến phái đẹp bị ung thư
Thuốc nhuộm tóc. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng. Paraphenylenediamin - hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc, có thể gây ung thư da và vú nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này.
Thuốc nhuộm tóc. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng. Paraphenylenediamin - hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc, có thể gây ung thư da và vú nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này.
Son môi. Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, Đại học California (Mỹ) cho biết, son môi chứa 20% hoặc nhiều hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Sử dụng những sản phẩm có chứa crom sẽ dẫn đến ung thư phổi và dạ dày.
 Son môi. Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, Đại học California (Mỹ) cho biết, son môi chứa 20% hoặc nhiều hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Sử dụng những sản phẩm có chứa crom sẽ dẫn đến ung thư phổi và dạ dày.

Tin mới