Ảnh minh họa: Times Of India. |
>>> Mời độc giả xem thêm video: Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết
Nguồn video: THĐT
Ảnh minh họa: Times Of India. |
>>> Mời độc giả xem thêm video: Singapore mở trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyết
Nguồn video: THĐT
Mới đây, Bệnh viện Đà Nẵng, xác nhận vừa có một cô gái tử vong do sốt xuất huyết tại bệnh viện. Bệnh nhân này là chị N.T.M.T (SN 1992, ngụ TP Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, suy đa tạng…Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực nhưng do biến chứng nặng cộng với tình trạng nhiễm trùng huyết, bệnh nhân đã tử vong. |
Đáng lưu ý, hầu hết trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết đều là những người còn rất trẻ, nguyên nhân do chủ quan. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm chết người.
|
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nhiều biến chứng chết người. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với 3 đặc điểm: đột ngột, liên tục và sốt cao. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hay đi ngoài ra máu.
|
Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết là sốc do giảm thể tích máu lưu hành hoặc xuất huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, nguy cơ gây tử vong rất cao.
|
Loại biến chứng sốt xuất huyết (SXH) thứ hai gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu như: chảy máu cam dữ dội, rong kinh, chỗ chích bị bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng... Ở người lớn, khi mắc bệnh SXH, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%, máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh SXH.
|
Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. |
Với những người bị sốt xuất huyết thì sau khi điều trị xong vẫn có thể để lại một số biến chứng về mắt.
|
Theo PGS.TS. Phan Dẫn - nguyên Phó trưởng bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, có hai loại biến chứng sốt xuất huyết có thể làm bệnh nhân mù đột ngột mà không gây đau nhức mắt.
|
Sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên thành những lớp mỏng che trước võng mạc. Ở những chỗ bị che khuất đó người ta không nhìn thấy được mọi vật, thị lực của mắt bị giảm sút.
|
Ngoài ra, sốt xuất huyết gây xuất huyết trong dịch kính mắt: Dịch kính là chất lỏng lầy nhầy trong nhãn cầu, bình thường dịch kính trong suốt thì ta mới nhìn thấy được mọi vật. Khi một mạch máu trong mắt bị vỡ, máu tràn vào trong buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn.
|
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận... Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh.
|
Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Ảnh minh họa: Internet.
|
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Cụ thể, 6 ca tử vong xảy ra tại Bình Dương (3 ca), Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai mỗi tỉnh có 1 ca.
Bộ Y tế nhận định, sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng ở một số địa phương. Trước đó, báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế trong tháng 3/2022 cho thấy chỉ trong một tháng (từ ngày 18/2 đến 17/3), cả nước ghi nhận gần 4.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Trong số này có 2 ca tử vong tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là hai bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm nay.
Từ đầu năm đến ngày 17/3, cả nước ghi nhận 9.919 trường hợp sốt xuất huyết. Như vậy, trong hơn một tháng qua, số ca mắc bệnh này tăng thêm gần 6.000 ca.
Riêng tại khu vực phía Nam, theo báo cáo của Viện Pasteur TP HCM, bệnh đang diễn biến phức tạp.
Tính đến ngày 17/4, toàn khu vực có 416 ca sốt xuất huyết nặng, nhất là các tỉnh An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng và TP HCM.
Số ca nặng và tỷ lệ sốt xuất huyết nặng của khu vực tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 3 lần so với cùng kỳ giai đoạn 2018 - 2021. Số ca tử vong do sốt xuất huyết cũng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 2 lần so với những năm trước.
Thực tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bị sốc nặng, tổn thương đa cơ quan.
Trong bối cảnh gia tăng ca bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế ngày 27/4 đã ban hành công văn tăng cường phòng chống sốt xuất huyết.
Cơ quan này dự báo trong thời gian tới số mắc có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch.
Triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...
Bác sĩ Cường lưu ý khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Để phòng sốt xuất huyết, ngành Y tế khuyến cáo người dân:
- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh bọ gậy.
- Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối…
- Đậy kín lu, hồ, bình chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh bọ gậy, muỗi.
- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt bọ gậy.
- Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.