Trị nấm khi mang thai

(Kiến Thức) - Bệnh viêm xoang phải được khám và chọc hút dịch làm xét nghiệm vi trùng học để có hướng điều trị kháng sinh hiệu quả. 

Trị nấm khi mang thai
Hỏi: Tôi bị viêm xoang sàn cả chục năm nay, hiện đang mang thai. Tôi đã khám và điều trị thường xuyên tại chuyên khoa tai mũi họng và được cho uống kháng sinh, chọc rửa xoang, thông xoang nhưng vẫn tái phát. Cách nay 1 tuần, tôi đi tái khám thì được bác sĩ chọc hút mủ xoang cho làm xét nghiệm, kết quả có phát hiện nấm. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên tiếp tục điều trị nấm không? - Nguyễn Ngọc Mai (quận 5, TP HCM).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM: Viêm xoang là một bệnh lý mạn tính, thường có những đợt bội nhiễm vi khuẩn. Do đó, bệnh viêm xoang phải được khám và chọc hút dịch làm xét nghiệm vi trùng học để có hướng điều trị kháng sinh hiệu quả. Bạn bị viêm xoang và cấy dịch xoang phát hiện có vi nấm, đó là lý do tại sao những lần điều trị trước đây bằng kháng sinh không hiệu quả. 
Vi nấm gây viêm xoang thường gặp là vi nấm Aspergillus sp, xâm nhập vào xoang qua đường hô hấp. Bào tử của vi nấm có nhiều trong không khí, nhất là nơi có nhiều động thực vật phân hủy như bãi rác, hố chôn súc vật, thùng rác chứa thực phẩn dạng tinh bột như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc... bào tử vi nấm theo gió phát tán ra xung quanh. Ngoài kỹ thuật cấy dịch xoang tìm vi nấm, kỹ thuật chính xác nhất để chẩn đoán bệnh nhiễm nấm xoang là sinh thiết xoang, nhuộm và đọc tế bào dưới kính hiển vi, phát hiện hình ảnh sợi tơ nấm phân nhánh 450. Thuốc điều trị vi nấm Aspergillus sp là fluconazole 300g một ngày trong 2 tuần. 
Mặc dù thuốc Fluconazol không chống chỉ định ở phụ nữ có thai nhưng theo các khuyến cáo của FDA Hoa Kỳ gần đây là nên thận trọng sử dụng với liều cao, gây ảnh hưởng lên thai nhi, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặt khác, các kháng sinh điều trị viêm xoang hiện nay là nhóm Quinolone cũng chống chỉ định cho phụ nữ có thai, do đó bạn không nên điều trị trong thời gian này, đợi đến khi sinh xong hãy điều trị. 
Trong thời gian mang thai, bạn hãy tham vấn bác sĩ tai mũi họng để điều trị triệu chứng cho đỡ khó chịu. 

Nguy cơ dễ mắc khi mang thai ở ngoại tứ tuần

(Kiến Thức) - Khi mang thai ở tuổi 40 sẽ tiềm ẩn rất nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi.

Nguy cơ dễ mắc khi mang thai ở ngoại tứ tuần
Tỷ lệ sảy thai cao hơn. Việc bạn bị sẩy thai cách đây 2 năm khi bạn 43 tuổi không có nghĩa bạn sẽ ít có khả năng mang thai hơn. Tuy nhiên, thật không may, tỉ lệ sẩy thai sẽ cao hơn với những phụ nữ ở độ tuổi 40.
Tỷ lệ sảy thai cao hơn. Việc bạn bị sẩy thai cách đây 2 năm khi bạn 43 tuổi không có nghĩa bạn sẽ ít có khả năng mang thai hơn. Tuy nhiên, thật không may, tỉ lệ sẩy thai sẽ cao hơn với những phụ nữ ở độ tuổi 40. 

Suýt sẩy thai vì dùng ý dĩ

(Kiến Thức) - Chị Nguyễn Thị Lan (Sơn La) đau bụng, phải nhập viện vì đang mang thai, bị đi kiết lỵ, nghe mọi người mách dùng ý dĩ có thể khỏi.

Suýt sẩy thai vì dùng ý dĩ
Chị Nguyễn Thị Lan (Sơn La) đau bụng, phải nhập viện. Nguyên nhân được biết, chị đang mang thai, nhưng hay bị đi kiết lỵ, nghe mọi người mách dùng ý dĩ có thể khỏi. Chị dùng thử thì vài tiếng sau thấy bụng đau quặn, sợ hại thăm khám bệnh viện. May mắn chị không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi chỉ nằm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Biến tấu các món cực ngon từ khoai tây

(Kiến Thức) - Ngoài cách chiên giòn, chị em có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon khác từ khoai tây mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biến tấu các món cực ngon từ khoai tây
Khoai tây nghiền. Thay vì thêm bơ, bạn nên bỏ thêm vài tép tỏi để mang lại hương vị đặc biệt cho món ăn. Khoai tây nghiền ngon mát, béo ngậy và rất tốt cho sức khỏe. Ngoài cách ăn trực tiếp, chị em có thể tận dụng khoai tây để nấu canh.
 Khoai tây nghiền. Thay vì thêm bơ, bạn nên bỏ thêm vài tép tỏi để mang lại hương vị đặc biệt cho món ăn. Khoai tây nghiền ngon mát, béo ngậy và rất tốt cho sức khỏe. Ngoài cách ăn trực tiếp, chị em có thể tận dụng khoai tây để nấu canh.