Một số người, vì lo lắng thái quá, nên sau khi thắt ống dẫn tinh lại có thể mắc rối loạn tâm lý, ám ảnh việc mình mất khả năng đàn ông. |
Thực tế, phẫu thuật thắt ống dẫn tinh không làm ảnh hưởng đến các kích thích tố, cấu trúc dương vật cũng như hoạt động của cơ thể chịu trách nhiệm cho khả năng cương cứng. Nếu trước đây nam giới không có tiền sử về vấn đề rối loạn cương dương, thủ thuật thắt ống dẫn tinh cũng sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào.
Nếu nhận thấy khả năng cương cứng bị thay đổi sau khi thắt ống dẫn tinh thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của biến chứng của phẫu thuật.
Thực chất, việc thắt ống dẫn tinh chỉ đơn giản là chặn đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh. Khi sinh hoạt vợ chồng, tinh dịch vẫn xuất bình thường nhưng không có tinh trùng nên người vợ không thể thụ thai được. Số tinh trùng không di chuyển, đọng lại trong ống sinh tinh, mào tinh và một phần dưới ống dẫn tinh, sau đó tự tiêu đi.
Thủ thuật này không ảnh hưởng tới sự tiết hoóc môn giới tính testosterone nên không hề làm thay đổi giọng nói, cơ bắp hay râu ria của nam giới cũng như "sức mạnh phòng the" của họ. Tuy nhiên, một số người, vì lo lắng thái quá, nên sau khi thắt ống dẫn tinh lại có thể mắc rối loạn tâm lý, ám ảnh việc mình mất khả năng đàn ông. Tâm lý bất ổn, bị stress nhiều là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tình dục. Chính tâm lý lo sợ rằng mình “yếu đi” sau triệt sản, sợ cuộc ân ái không mỹ mãn cũng như các áp lực khác về công việc, gia đình, tài chính… có thể khiến quý ông cảm thấy chất lượng hoạt động tình dục giảm sút, chứ không phải do các thủ thuật y khoa.
Ngoài ra, câu hỏi liệu thắt ống dẫn tinh có nối lại được không là nỗi băn khoăn của không ít nam giới khi có ý định thực hiện thủ thuật này. Tin tốt là ống dẫn tinh đã bị thắt có thể nối lại để tinh trùng có thể đi vào tinh dịch và khôi phục lại khả năng sinh sản.
Thủ thuật nối ống dẫn tinh phức tạp hơn nhiều so với việc thắt ống dẫn tinh. |