Buồn nôn và nôn mửa cũng là triệu chứng của bệnh sỏi thận song dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác.
An An (Theo HL)
Theo HealthLine, nếu viên sỏi thận nhỏ, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào khi sỏi đi qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu viên sỏi kích thước lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận các dấu hiệu sau:
1. Đau lưng, bụng hoặc hai bên
Đau do sỏi thận là một trong những cơn đau nghiêm trọng nhất, nhiều người còn so sánh cơn đau này như khi sinh con hoặc bị dao đâm.
Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi di chuyển vào niệu quản hẹp. Điều này gây ra tắc nghẽn, áp lực tích tụ trong thận, áp lực sẽ kích hoạt các sợi thần kinh truyền tín hiệu đau đến não.
Cơn đau sỏi thận thường bắt đầu đột ngột. Khi sỏi di chuyển, cơn đau sẽ thay đổi vị trí và cường độ. Cơn đau thường đến và đi theo từng đợt, tình trạng này càng trầm trọng hơn do niệu quản co thắt khi cố gắng đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi cơn đau có thể kéo dài trong vài phút, biến mất và sau đó quay trở lại.
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau dọc theo bên hông và lưng, dưới xương sườn, có thể tỏa ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển xuống đường tiết niệu.
Ảnh minh họa: HH.
2. Đau hoặc rát khi đi tiểu
Khi sỏi chạm đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau khi đi tiểu. Cơn đau có thể cảm thấy rõ hoặc nóng rát.
3. Đi tiểu gấp
Khi bạn cảm thấy mình phải đi vệ sinh gấp hoặc thường xuyên hơn bình thường, đây là một dấu hiệu khác cho thấy sỏi đã di chuyển vào phần dưới đường tiết niệu của bạn.
4. Máu trong nước tiểu
Máu trong nước tiểu là một triệu chứng phổ biến ở người bị sỏi thận. Đôi khi các tế bào máu quá nhỏ để có thể nhìn thấy nếu không có kính hiển vi, nhưng bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu của bạn để xem có lẫn máu hay không.
5. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
Nước tiểu của người bình thường trong và không có mùi nồng. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy, khoảng 16% số người bị sỏi thận cấp bị nhiễm trùng tiểu. Mùi hôi khó chịu có thể là do vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu, hoặc do nước tiểu đậm đặc hơn bình thường.
4. Lượng nước tiểu ít
Sỏi thận lớn đôi khi bị mắc kẹt trong niệu quản, sự tắc nghẽn này có thể làm chậm hoặc ngừng dòng nước tiểu. Khi đó, người bệnh chỉ đi được một ít mỗi lần đi tiểu.
7. Buồn nôn và nôn
Những người bị sỏi thận thường cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng này xảy ra do kết nối thần kinh chung giữa thận và đường tiêu hóa. Sỏi thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày.
Buồn nôn và nôn cũng có thể là cách cơ thể phản ứng với cơn đau dữ dội.
8. Sốt và ớn lạnh
Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu. Đây có thể là một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận, cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác ngoài sỏi thận. Sốt do nhiễm trùng thường cao từ 38 độ C trở lên.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền
10 dấu hiệu sớm của bệnh suy thận, số 7 khó ngờ nhất
Nếu không được phát hiện kịp thời, cơ hội sống của bệnh nhân suy thận sẽ bị giảm xuống. Dưới đây là 10 dấu hiệu sớm cho thấy bạn có khả năng đã mắc bệnh thận.
Đau 3 vị trí trên cơ thể, 80% khả năng thận bất ổn
Gót chân, thắt lưng, tuyến tiền liệt là 3 khu vực bị ảnh hưởng nếu thận gặp vấn đề.
Thận quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là nam giới. Thận có chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra ngoài bằng đường nước tiểu, điều hòa hormone sinh dục nam.
Theo Aboluowang, chức năng thận kém có thể dẫn đến các vấn đề tâm sinh lý ở đàn ông. Dưới đây là 3 đặc điểm dễ nhận thấy của người bị yếu thận.
Đau gót chân
Khi bạn đi bộ trong thời gian dài, gót chân sẽ có cảm giác đau nhức. Đây là một điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện khi bạn không di chuyển nhiều, chứng tỏ thận của bạn có vấn đề. Thận hoạt động không tốt sẽ khiến kinh mạch bị tắc nghẽn, ảnh hưởng tới gót chân.
Đau thắt lưng
Do thận nằm ở thắt lưng và một số dây thần kinh ở khu vực này liên quan tới thận nên nếu thận có vấn đề sẽ bị đau thắt lưng. Nếu bạn thấy đau trong thời gian dài mà không phải do ngồi quá nhiều hoặc vận động sai tư thế thì rất có thể thận đang bị lỗi, phải đi "bảo dưỡng" ngay.
Đau tuyến tiền liệt
Thận là cơ quan lớn trong cơ thể con người. Khi bị quá tải, suy giảm chức năng, thận không thể đào thải hết các chất độc. Nguồn chất gây hại đó sẽ đi qua tuyến tiền liệt gây ra các cơn đau ở đây.
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới. Tuyến này nằm phía dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt có hai chức năng chính là tiết ra dịch trong tinh dịch và co bóp, kiểm soát nước tiểu.
Cách phòng chống bệnh liên quan tới thận
Kiểm soát axit uric
Hợp chất purin có trong nhiều loại thức ăn khi hấp thụ vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Loại axit này có chức năng kích thích não bộ, chống oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu axit uric tăng cao quá mức sẽ dẫn tới các bệnh về tim mạch, thận.
Ngoài việc ăn ít thực phẩm có hàm lượng purin cao, chúng ta cũng cần ăn thêm các thực phẩm giảm axit. Mọi người cần hạn chế rượu bia, hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, chè đặc, ớt; ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín; uống nhiều nước; giảm cân nếu thừa cân, béo phì; tăng cường vận động.
Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi
Bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Điều này rất quan trọng đối với việc dưỡng khí, bổ huyết, sinh tinh và bổ thận. Bệnh nhân suy thận hay thức khuya, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ. Vì vậy, cần chú ý các quy tắc, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi tốt, ngủ sớm và dậy sớm có lợi cho việc duy trì sức khỏe thận.