Triệu chứng của bệnh viêm xoang

(Kiến Thức) - Sốt ho, nhức đầu, nghẹt tắc mũi là triệu chứng của viêm xoang.

Cùng với việc đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở các khu đô thị lớn dẫn đến số người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang ngày càng tăng. Tại bệnh viện Tai mũi họng TƯ, hằng ngày có 700-800 bệnh nhân đến khám thì 50% mắc viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan; 30% viêm họng, thanh quản, còn lại là các bệnh khác. Mặc dù mới vào hè nhưng số lượng bệnh nhân đến khám do viêm xoang rất cao.
 
Mũi là cửa ngõ của cơ quan hô hấp. Mũi viêm thì các chức năng sinh lý bị ảnh hưởng. Trong xương mặt của ta có hố hay khoảng trống trong đó chứa không khí, đó là xoang. Xoang giúp đầu nhẹ đi và tạo ra tiếng nói giúp con người giao tiếp được với nhau. Xoang có 4 ổ chính: xoang trán nằm trong xương trán, xoang sàng nằm trong khối xương sàng, xoang hàm nằm trong khối xương hàm trên và xoang bướm nằm trong xương bướm. Tùy theo vị trí tổn thương mà xoang có thể bị viêm một xoang, hoặc viêm đa xoang. Viêm xoang luôn đi kèm với viêm mũi, viêm mũi kéo dài thường dễ chuyển thành viêm xoang. Khi xoang viêm thì đường thông từ xoang xuống mũi tắc, chất nhờn ứ đọng lại trong mũi gây nghẹt mũi, khó thở, đau. Nguyên nhân viêm xoang thường do virus, do cảm lạnh, do vi trùng, vi khuẩn từ đường hô hấp trên, do nấm. Đối với một số người làm việc trong môi trường ô nhiễm như hơi sơn, xăng dầu, thuốc trừ sâu …cũng rất dễ gây viêm xoang. Viêm xoang gây biến chứng tai hại, làm cho cơn hen xuyễn xảy ra, ở giai đoạn kéo dài thành viêm xoang mạn, rất khó chữa, có thể gây viêm màng não, giảm thính lực, mù mắt, nhiễm trùng tai.
Với y học hiện đại, viêm xoang được chuẩn đoán bằng phương pháp nội soi hoặc chụp Xquang. Chụp Xquang xoang viêm thì hình Xquang đục lên do xoang viêm nhiễm, ứ dịch nhày mủ. Xịt rửa mũi với nước muối sinh lý là biện cần thiết để giúp thông thoáng đường thở. Viêm xoang kéo dài 2-3 ngày không thuyên giảm, có dấu hiệu sốt tăng, cổ cứng, đau trong mắt, hơi thở hụt cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng. Kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với viêm xoang, đặc biệt viêm xoang do virus, viêm xoang do nấm.
Song song với điều trị bằng tây y, bệnh nhân nên kết hợp phương pháp Đông y để ngăn ngừa tái phát. Thuốc thảo dược có ưu điểm là an toàn, dễ kết hợp. Một trong những bài thuốc cổ nổi tiếng chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang là Thương nhĩ tử tán. Phương thang này do y gia trứ danh Nghiêm Dụng Hoà, tự Tử lễ, người Giang Tây, Trung Quốc sáng chế và được ghi lại trong trước tác Tế sinh phương nổi tiếng của ông với thành phần đơn giản gồm: Thương nhĩ tử, tân di, bạch chỉ, bạc hà. Có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu (làm thông mũi), chỉ đầu thống (chống đau đầu), thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang. Kế thừa bài thuốc này, Công ty CP Dược TW Mediplantex đã lấy bài thuốc “Thương nhĩ tử tán” làm hạnh nhân và gia thêm bốn vị thuốc hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong, kim ngân hoa giúp làm tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
Sự phối hợp hài hòa các vị thuốc, có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, táo thấp, bài nùng, tiêu mủ, thông khiếu, dưỡng vệ khí giúp chống dị ứng, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang. Theo Ths Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, BV TƯ quân đội 108 thì bài thuốc được cấu tạo chặt chẽ, gồm đầy đủ các vị quân, thần, tá, sứ giúp tăng cường hiệu lực điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang (chống dị ứng lạnh, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, tăng cường miễn dịch) và kiểm soát được các tác dụng bất lợi của các vị thuốc.

Ngừa thiếu máu não bằng cách ăn gừng, tỏi... mỗi ngày

(Kiến Thức) - c

Theo Đông y, thiếu máu não bắt nguồn do khí hư, khí trệ, dẫn đến huyết ứ làm giảm lưu lượng máu lên não.
Theo Đông y, thiếu máu não bắt nguồn do khí hư, khí trệ, dẫn đến huyết ứ làm giảm lưu lượng máu lên não.

Bệnh viêm mũi xoang có thể chữa khỏi được

(Kiến Thức) - Kế thừa bài thuốc Thương nhĩ tử tán được gia giảm hợp lý với một số vị thuốc như kim ngân hoa, phòng phong…

Viêm mũi xoang là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15% đến 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh, kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể. Bệnh này khi chuyển sang mãn tính luôn là nỗi lo sợ và phiền toái của nhiều người.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nghĩa Đô, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi 24 tuổi, bị bệnh viêm mũi đã hơn 5 năm. Từ trước đến giờ tôi cũng đã dùng đủ cách để chữa trị như dùng thuốc nhỏ mũi, đi khám uống thuốc Tây, dùng thuốc xông mũi... nhưng bệnh vẫn không khỏi, cứ cách khoảng 2 đến 3 tuần là tôi lại bị nghẹt mũi, chảy nước mũi”.

Tin mới