1. Suy thận cấp tính
Trong dạng suy thận cấp tính, người bệnh đi tiểu rất ít hoặc không có nước tiểu và mặt bị sưng, nhất là ở hai mí mắt dưới.
Nguyên nhân theo khoa học hiện đại của bệnh suy thận cấp tính thường gồm sự nhiễm độc máu, tim sung huyết suy yếu, phản ứng do sự truyền máu, rối loạn ở mạch cung cấp máu cho thận, bị sạn thận làm bí tiểu, do quá thiếu máu, do trúng độc hóa chất hoặc trúng độc dùng thuốc uống quá liều, sử dụng cùng một loại thuốc nào đó trong thời gian quá lâu như thuốc làm mất cảm giác hoặc thuốc trụ sinh, do mất cân bằng chất điện giải.
Cần phân biệt rõ suy thận cấp và mãn tính để chữa trị kịp thời. |
2. Suy thận mạn tính
Triệu chứng của suy thận mạn tính gồm có ngứa, áp huyết tăng cao hoặc tụt áp huyết, da hiện lên vết thâm tím, nôn ói, kém ăn, tiêu chảy, hoa mắt và có thể dẫn đến hôn mê.
Triệu chứng của bệnh này không rõ rệt ngay mà chỉ xuất hiện khi thận đã mất đi 60% chức năng lọc, các dấu hiệu bao gồm ngứa da, thiếu máu, mệt nhọc, khó thở và thở ngắn, có cảm giác nóng ran ở chân và bàn chân, ứ nước, áp huyết tăng cao, rối loạn thần kinh, tổn thương ở miệng và lợi răng, đau bụng, khả năng tình dục giảm. Bệnh có thể có một hoặc cùng một lúc nhiều triệu chứng nêu trên.
Theo khoa học hiện đại nguyên nhân chủ yếu nhất của bệnh thường do uống thuốc quá liều, do hóa chất, chất bảo quản thực phẩm, do tiểu đường, do tổn thương các mạch máu bên trong hoặc bên ngoài thận, do nhiễm độc. Nếu tình trạng ngày càng xấu đi bệnh nhân có thể đi đến cái chết. Việc điều trị cần kiên trì và nghiêm ngặt.
3. Theo quan niệm thực dưỡng
Bệnh suy thận cấp và mạn có thể chia thành 2 dạng là Âm và Dương.
Suy thận cấp hoặc mạn tính dạng Dương, nguyên nhân do ăn quá nhiều thực phẩm động vật, ăn quá nhiều muối hoặc sử dụng thuốc uống nhiều Dương tính. Ăn quá nhiều muối lâu ngày khiến thận teo nhỏ lại, giảm đi kích thước. Thận teo dẫn đến tăng huyết áp và suy thận sau đó.
Suy thận cấp hoặc mạn tính dạng Âm, nguyên nhân thường do sử dụng quá nhiều chất lỏng và các thức ăn Âm tính như thức ăn có nhiều đường, rượu, trái cây, sử dụng các loại thuốc trị bệnh mang tính Âm.
Bạn cần phân biệt rõ hai bệnh suy thận này để có cách chữa trị chuẩn xác nhất, giúp sớm lành bệnh hoặc hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng