Triều đại nào có 2 vị vua chung một ngai vàng trong sử Việt?

Triều đại nào có 2 vị vua chung một ngai vàng trong sử Việt?

Một sự kiện đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là 2 vị vua chung một ngai vàng. Đó là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập của triều Ngô.

Xem toàn bộ ảnh
Nhà Ngô (939 - 965) là một trong số các triều đại quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sử sách ghi nhận triều đại nhà Ngô từng có  2 vua chung một ngai vàng. Hai vua chung một ngai vàng của nhà Ngô chính là hai anh em Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập.
Nhà Ngô (939 - 965) là một trong số các triều đại quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Sử sách ghi nhận triều đại nhà Ngô từng có 2 vua chung một ngai vàng. Hai vua chung một ngai vàng của nhà Ngô chính là hai anh em Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập.
Theo sử sách, sau khi vua Ngô Quyền qua đời, trong giai đoạn từ năm 951 - 954, hai con của ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng làm vua.
Theo sử sách, sau khi vua Ngô Quyền qua đời, trong giai đoạn từ năm 951 - 954, hai con của ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng làm vua.
Chuyện hai anh em ruột cùng làm vua một nước là điều trước đó chưa từng xảy ra. Theo đó, sự kiện này thu hút sự quan tâm của công chúng.
Chuyện hai anh em ruột cùng làm vua một nước là điều trước đó chưa từng xảy ra. Theo đó, sự kiện này thu hút sự quan tâm của công chúng.
Các nhà nghiên cứu cho hay vào năm 944, khi Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979) 20 tuổi, vua Ngô Quyền mất. Sau đó, Dương Tam Kha chiếm ngôi và xưng là Bình Vương.
Các nhà nghiên cứu cho hay vào năm 944, khi Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979) 20 tuổi, vua Ngô Quyền mất. Sau đó, Dương Tam Kha chiếm ngôi và xưng là Bình Vương.
Vào thời điểm bấy giờ, con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách, Hải Dương tạo nên cuộc tranh chấp ngôi báu giữa nhà Ngô và ngoại tộc. Sau khi Dương Tam Kha bại trận, Ngô Xương Ngập cùng em trai là Ngô Xương Văn nắm lại quyền lực và cùng làm vua của nhà Ngô.
Vào thời điểm bấy giờ, con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách, Hải Dương tạo nên cuộc tranh chấp ngôi báu giữa nhà Ngô và ngoại tộc. Sau khi Dương Tam Kha bại trận, Ngô Xương Ngập cùng em trai là Ngô Xương Văn nắm lại quyền lực và cùng làm vua của nhà Ngô.
Do Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng là vua và cùng nắm quyền nên triều đình ngày càng trở nên rối ren, bao gồm việc các sứ quân cát cứ bắt đầu hình thành và nổi dậy.
Do Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng là vua và cùng nắm quyền nên triều đình ngày càng trở nên rối ren, bao gồm việc các sứ quân cát cứ bắt đầu hình thành và nổi dậy.
Vào năm 954, Ngô Xương Ngập lâm bệnh và qua đời. Hơn 10 năm sau, Ngô Xương Văn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận.
Vào năm 954, Ngô Xương Ngập lâm bệnh và qua đời. Hơn 10 năm sau, Ngô Xương Văn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận.
Đến năm 968, sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân", Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Đến năm 968, sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân", Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời quý độc giả xem video: Điện Biên phủ trên không - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại - VNEWS.

GALLERY MỚI NHẤT