Triều Tiên cảnh cáo nước Mỹ và Phó Tổng thống Mike Pence

"Thật không thể tha thứ việc ông Pence dám bôi nhọ chính phủ CHDCND Triều Tiên, gọi chính phủ này là một “thể chế độc tài”", KCNA dẫn lời phát ngôn viên Ủy ban Hòa bình châu Á-TBD của Triều Tiên.

Trong tuần qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có những lời lẽ có phần gay gắt nhắm vào cô Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông nói rằng cô Kim Yo-jong là một trụ cột trong chính phủ Bình Nhưỡng bị Mỹ xem là vi phạm nhân quyền “nhất thế giới”. Ông cũng nói rằng việc ông không đứng đón chào đội tuyển chung liên Triều là vì nước Mỹ không “đứng cùng” những thể chế mà nước này cho là “độc tài”.
“Không thể tha thứ”
Phẫn nộ trước những phát ngôn của ông Pence ngày 22-2 vừa qua, Triều Tiên cảnh cáo nước Mỹ và cá nhân ông Pence sẽ sớm phải đối diện những hậu quả từ những phát ngôn trên.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25-2 đã dẫn lại tuyên bố của người phát ngôn Ủy ban Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương của Triều Tiên khẳng định: “Thật không thể tha thứ việc ông Pence dám bôi nhọ chính phủ CHDCND Triều Tiên, gọi chính phủ này là một “thể chế độc tài”, công kích một cách vô lý phái đoàn đầy thiện chí của Triều Tiên bao gồm phó lãnh đạo Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên”.
Theo hãng tin Yonhap, thông điệp được truyền tải bởi KCNA đang nhắc đến cô Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên, thành viên của phái đoàn cấp cao Bình Nhưỡng cử đến dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông PyeongChang. Bản tin của KCNA cũng khẳng định Tổng thống Trump cần hiểu rõ rằng Triều Tiên “sẽ không bao giờ cầu xin đối thoại trong bất kỳ trường hợp nào”.
Ông Kim Yong-chol (giữa) cùng phái đoàn cấp cao Triều Tiên đến trạm kiểm soát tại biên giới liên Triều. Ảnh: YONHAP.
 Ông Kim Yong-chol (giữa) cùng phái đoàn cấp cao Triều Tiên đến trạm kiểm soát tại biên giới liên Triều. Ảnh: YONHAP.
Phái đoàn cấp cao tới Hàn Quốc
Ngày 25-2, một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã đến Hàn Quốc để dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông PyeongChang. Hãng tin Yonhap cho biết phái đoàn Triều Tiên di chuyển bằng đường bộ sang Hàn Quốc, đến trạm biên phòng Paju phía Nam biên giới liên Triều vào lúc 9 giờ 53 sáng cùng ngày. Dẫn đầu phái đoàn là tướng Kim Yong-chol, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Đáng chú ý là trong số tám thành viên phái đoàn còn có ông Chang Kang-il, phó trưởng vụ quan hệ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Thông tin này được xác nhận bởi Bộ Thống nhất của Hàn Quốc vào ngày 25-2. Sự hiện diện của ông Chang Kang-il khiến giới quan sát và truyền thông Hàn Quốc hy vọng sẽ có những thỏa thuận về vấn đề căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Các quan chức Triều Tiên sẽ lưu lại Hàn Quốc trùng vào thời gian con gái của tổng thống Mỹ là cô Ivanka Trump đến thăm Hàn Quốc và dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông. Cô Ivanka cũng đang giữ vị trí cố vấn của Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Nhiều nhà phân tích hy vọng sẽ có một cuộc gặp bất ngờ khác giữa đại diện hai nước trong dịp này. Bên cạnh đó, theo dự đoán của hãng Yonhap, phái đoàn của tướng Kim Yong-chol nhiều khả năng sẽ đề cập lại lời mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công du đến Triều Tiên.
Được xem là có liên quan đến vụ tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc trúng ngư lôi năm 2010, ông Kim Yong-chol trở thành tâm điểm tranh cãi chính trị tại Hàn Quốc những ngày qua. Việc chính phủ Seoul cho phép ông nhập cảnh đã vấp phải chỉ trích từ các đảng bảo thủ. Nhiều nghị sĩ và thân quyến của các nạn nhân vụ chìm tàu Cheonan đã tổ chức biểu tình trên tuyến đường từ biên giới liên Triều đến Paju, nơi mà phái đoàn Triều Tiên đi qua, theo Yonhap.
_____________________________
“Chúng tôi sẽ không bao giờ đối thoại trực tiếp với họ kể cả trong 100 hay 200 năm nữa. Đây không phải là lời đe dọa suông” - người phát ngôn Ủy ban Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương của Triều Tiên phản pháo Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Một nhiếp ảnh gia giấu tên đã chụp được những bức ảnh hiếm hoi phần nào tiết lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên.

He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien
Tờ Mirror (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh về các binh sĩ Triều Tiên được một nhiếp ảnh gia giấu tên chụp trong chuyến thăm đất nước bí ẩn này gần đây. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-2
Những bức hình phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực về lực lượng quân đội Triều Tiên, chắc hẳn sẽ khác xa so với nhiều người tưởng tượng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-3
 Hai binh sĩ Triều Tiên ngồi đánh cờ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-4
“Những người lính Triều Tiên dường như không ở trong tinh thần sẵn sàng (chiến đấu), ngay cả tại khu vực biên giới với Hàn Quốc”, nhiếp ảnh gia giấu tên cho hay. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-5
“Về cơ bản, năng lực quân sự của Triều Tiên vẫn yếu hơn nhiều so với Hàn Quốc và Mỹ”, nhiếp ảnh gia nói thêm. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-6
 Các binh sĩ tự tay sửa xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-7
Xe chạy bằng củi ở Triều Tiên. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-8
Binh sĩ Triều Tiên tranh thủ nằm ngủ ngay trên xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-9
  Một số nam và nữ quân nhân Triều Tiên mặc quân phục. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-10
Nữ binh sĩ Triều Tiên đi giày cao gót trong khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-11
Những bức ảnh này được chụp khi nhiếp ảnh gia trên hành trình tới Núi Kumgang, thành phố cảng Wonsan, thành phố Nampo và thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-12
Nữ binh sĩ Triều Tiên trao đổi với một người đàn ông. Ảnh: Mirror. 

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Tin mới