Triều Tiên có liên quan đến vụ tấn công mạng WannaCry?

(Kiến Thức) - Theo giới chuyên gia, một số mã trong vụ tấn công mạng WannaCry đã được sử dụng trước đó trong các hoạt động tin tặc liên quan đến Bình Nhưỡng.

Các chuyên gia an ninh mạng đã tìm thấy bằng chứng kỹ thuật mà họ nói có thể liên kết Triều Tiên với vụ tấn công mạng WannaCry, đã lây nhiễm hơn 300.000 máy tính tại 150 quốc gia kể từ ngày 12/5/2017.
Trieu Tien co lien quan den vu tan cong mang WannaCry?
Vụ tấn công mạng WannaCry đã lây nhiễm hơn 300.000 máy tính tại 150 quốc gia kể từ ngày 12/5/2017. Ảnh: India Today 
Symantec và Kaspersky Lab cho biết một số mã trong phiên bản của phần mềm WannaCry cũng đã xuất hiện trong các chương trình được sử dụng bởi Nhóm Lazarus, được xác định là nhóm hoạt động tin tặc Triều Tiên.
Nhà nghiên cứu Kurt Baumgartner của Kaspersky Lab nói với hãng tin Reuters: "Đây là đầu mối tốt nhất mà chúng ta biết được về nguồn gốc của WannaCry".
Cả hai công ty Symantec và Kaspersky Lab cho biết hãy còn quá sớm để khẳng định Triều Tiên có tham gia vụ tấn công hay không. Hai công ty an ninh mạng này cho biết họ cần phải nghiên cứu mã WannaCry nhiều hơn và yêu cầu các bên khác giúp đỡ phân tích.
Các quan chức an ninh Mỹ và châu Âu , yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng vẫn còn quá sớm để nói ai có thể đứng đằng sau vụ tấn công mạng WannaCry, nhưng không loại trừ Triều Tiên như một nghi phạm. Phái đoàn Triều Tiên tại Liên hợp quốc cũng chưa hề bình luận gì về vụ tấn công mạng này.
Theo một số chuyên gia an ninh mạng, phần mềm độc hại này tự phát tán qua việc khai thác một phần bộ mã được cho là của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) của Mỹ có tên “Eternal Blue” bị đánh cắp và công khai trong tháng trước bởi nhóm tin tặc Shadow Brokers.
Ngày 14/5, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft Brad Smith đã cáo buộc Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm một phần về vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu. Ông Smith, người cũng là trưởng tư vấn pháp lý của Microsoft, đã chỉ trích các cơ quan tình báo Mỹ, trong đó có Cục Tình báo Trung ương (CIA) và NSA, "tích trữ" các mã mềm có thể bị tin tặc lợi dụng.

Những tin tặc “khét tiếng” nhất mọi thời đại

Tài năng của những tin tặc khét tiếng này đều khiến các chuyên gia bảo mật giỏi nhất thế giới cũng phải lắc đầu ngán ngẩm.

Nhung tin tac “khet tieng” nhat moi thoi dai
1. Adrian Lamo: Adrian Lamo còn được biết đến với biệt danh "tin tặc vô gia cư" vì anh thường xuyên xâm nhập hệ thống từ các quán cafe hay thư viện cũng như cuộc sống nay đây, mai đó. Trong lịch sử, Adrian đã từng tấn công vào máy tính nội bộ của Yahoo!, Bank of America, Cingular, Citigroup và nghiêm trọng nhất là vào tờ The New York Times năm 2002. Trong số các tin tặc khét tiếng, anh được đánh giá là tin tặc "có đạo đức nhất" vì mục đích cao cả: chỉ cho những chuyên gia bảo mật thấy các lỗ hổng trên hệ thống. Mặc dù các cuộc xâm nhập của Adrian không vì mục đích phá hoại hay trục lợi, nhưng việc truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu cá nhân của người đã khiến anh phải nhận 2 năm tù treo và bị phạt tiền gần 65.000 USD. 

Đội ngũ tin tặc “siêu hạng” của Triều Tiên lợi hại đến cỡ nào?

Tướng Vincent Brook từng thừa nhận Triều Tiên vẫn đang nắm giữ vũ khí bí mật của riêng họ là những tay hacker hàng đầu thế giới.

Người ta có thể không đánh giá cao một Triều Tiên với tiềm lực kinh tế hạn chế, nhưng không thể phủ nhận họ đang sở hữu đội ngũ tin tặc mà Business Insider từng nhận định là “xuất sắc nhất thế giới”, Cục 121.

Tin mới