Triều Tiên, Hàn Quốc ấn định thời gian Thượng đỉnh liên Triều lần 3

Hàn Quốc và Triều Tiên đã ấn định thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 này.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm nay (13/8) cho biết, hai miền bán đảo Triều Tiên đã quyết định sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra vào tháng 9 tới tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Trieu Tien, Han Quoc an dinh thoi gian Thuong dinh lien Trieu lan 3
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều. Ảnh: The Hill. 
Trong cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao của hai nước diễn ra vào sáng nay tại làng biên giới chung Bàn Môn Điếm, hai bên đã nhất trí về các chi tiết cụ thể, kể cả việc ấn định ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, các bên đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể.
Sau cuộc gặp sáng nay (13/8), ông Cho Myoung-gyon, Bộ trưởng Bộ Thống nhất - trưởng phái đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán cho biết, hội nghị thượng đỉnh tiếp theo ở Bình Nhưỡng sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên thông qua việc hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, hai nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đã có các cuộc gặp diễn ra hồi tháng 4 và tháng 5 tại làng biên giới Bàn Môn Điếm, đồng thời nhất trí sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương diễn ra vào mùa Thu năm nay tại Bình Nhưỡng. Nếu như Tổng thống Moon Jae-in tới Triều Tiên, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Hàn Quốc tới đây trong hơn một thập kỷ qua.
Trước đây, hai miền Triều Tiên cũng đã tiến hành 2 cuộc gặp thượng đỉnh vào các năm 2000 và 2007, cả hai sự kiện này đều được tổ chức tại Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đang khéo léo cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc?

Tình thế của Triều Tiên hiện nay được ví như “đang đi trên dây” với nỗ lực cân bằng với cả Mỹ và Trung Quốc, để vừa đàm phán vừa không mất đồng minh.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang nỗ lực theo đuổi chính sách ngoại giao cân bằng khi vừa muốn tham gia cuộc gặp Thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa muốn duy trì quan hệ đồng minh thân thiết hàng thập kỷ qua với Bắc Kinh.

Triều Tiên đang khéo léo cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc?. Ảnh: Getty Images
 Triều Tiên đang khéo léo cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc?. Ảnh: Getty Images
Vai trò trung gian sống còn của Hàn Quốc
Theo các nhà quan sát, sốt sắng nhất lúc này có lẽ là Hàn Quốc. Cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều thứ 2 cho thấy, quyết tâm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên trở lại đúng lộ trình.
Với nhà lãnh đạo Hàn Quốc, cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Kim sẽ là sự đảm bảo sống còn để Hàn Quốc và Triều Tiên thực hiện tốt hơn Tuyên bố Bàn Môn Điếm đạt được trong cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 và cả triển vọng ký kết một Hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt cuộc chiến 1950-1953.
Hàn Quốc có lẽ đặt nhiều hy vọng nhất cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra theo kế hoạch ngày 12/6 tới tại Singapore. Và có nhiều cơ sở để tin vào “kỳ tích” này khi cuộc gặp lịch sử đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên sẽ thực sự diễn ra.
Trong thông báo mới nhất hôm qua (27/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng ông vẫn mong đợi sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
“Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn có lời khuyên về cuộc gặp với Tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra tại Singapore. Và ông Kim muốn lời khuyên từ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in”, Giáo sư Kim Yong-hyun, chuyên nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul nhận định.
The Korea Times dẫn lời Giáo sư Kim Yong-hyun cho rằng, ông Kim Jong-un dường như muốn biết quan điểm của ông Trump về phi hạt nhân hóa, đồng thời muốn chuyển tới Tổng thống Mỹ ý định phi hạt nhân hóa của mình. Do đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ là người có lời nói thuyết phục.
Các quan chức ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh, cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều thứ 2 đã khẳng định vai trò trung gian của Tổng thống Moon giữa Mỹ-Triều Tiên. “Tổng thống Moon đã gặp cả Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên trong tuần qua. Ít nhất, ông Moon đã giúp các nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đối thoại gián tiếp”.
Theo một số nhà phân tích an ninh, Triều Tiên có thể hợp tác với Mỹ một cách chân thành trong công tác chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh. Giới quan sát chỉ ra rằng, chính hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên đã thông tin về lời cam kết của ông Kim Jong-un với Tổng thống Moon trong việc cải thiện quan hệ với Washington. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng sẽ thúc đẩy các nỗ lực để thiết lập hệ thống hòa bình “lâu dài và bền vững” trên Bán đảo Triều Tiên.
Nhà nghiên cứu Cho Sung-ryul tại Viện Chiến lược An ninh Quốc gia Hàn Quốc cho rằng, Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên có thể thúc đẩy một Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên ngay sau cuộc gặp Trump-Kim.
“Các cuộc đàm phán chung giữa 3 nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn-Triều có thể diễn ra tại Singapore khi họ đều liên quan tới cuộc chiến tranh Triều Tiên và có thể là cân nhắc một Hiệp ước hòa bình”, ông Cho Sung-ryul nói.

Hai miền Triều Tiên đàm phán quân sự cấp cao sau hơn 10 năm

Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành đàm phán quân sự cấp cao, thảo luận cách thức làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc đàm phán quân sự cấp cao đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên kể từ tháng 12/2007.

Ngày 14/6, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành đàm phán quân sự cấp cao, thảo luận cách thức làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc đàm phán quân sự cấp cao đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên kể từ tháng 12/2007.
Binh sĩ Triều Tiên gác tại khu vực làng đình chiến Panmunjom, biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên.
Binh sĩ Triều Tiên gác tại khu vực làng đình chiến Panmunjom, biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên. 

Tin mới