Triều Tiên là cái cớ để Mỹ quân sự hóa khu vực?

(Kiến Thức) - Washington sử dụng Bình Nhưỡng như cái cớ biện minh cho chính sách xoay trục châu Á và hành vi quân sự hóa khu vực để kiểm soát Trung Quốc.

Đây là nhận định của cô Christine Ahn, cố vấn Viện Chính sách Hàn Quốc có trụ sở tại Los Angeles, Mỹ.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn của tờ RT với chuyên gia này:
- Bình Nhưỡng cho biết muốn hợp tác với Washington và thực hiện cuộc điều tra chung về vụ tấn công mạng vào Sony. Liệu đó có phải là một triển vọng thực tế?
- Không may là không phải vậy. Triều Tiên là kẻ thù rất hữu dụng đối với Mỹ trong việc buôn bán vũ khí và biện minh cho chính sách xoay trục ở châu Á. 
Tôi đã ở Okinawa khoảng 2 tuần trước và hoàn toàn hiểu được không chỉ vai trò của cuộc xung đột tại bán đảo Triều Tiên trong việc biện cớ cho sự xây dựng lực lượng của Hải quân Mỹ tại đây, mà còn cả tư tưởng lo lắng của những người dự đoán về việc Mỹ sẽ rời Okinawa. Nhưng về cơ bản Triều Tiên đang là cái cớ tốt để Mỹ thực hiện quân sự hóa khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nỗ lực kiểm soát Trung Quốc.
Trieu Tien là cai co de My quan su hoa khu vuc
 Lính Mỹ đóng quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Phía FBI vừa tuyên bố rằng Triều Tiên có tội nhưng vẫn chưa có bằng chứng, hay thậm chí là một cuộc điều tra độc lập. Làm cách nào để biết liệu có phải Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ này?
- Tôi không nghĩ là chúng ta có thể. Tôi không phải là chuyên gia an ninh mạng nhưng về cơ bản theo tất cả những gì tôi đã đọc từ họ thì việc này là rất khó xảy ra và không đáng tin cậy, có rất nhiều trở ngại, kể cả ngôn ngữ được sử dụng. Giống như thể một người đang cố nói và viết tiếng Hàn như là ngôn ngữ thứ 2 vậy. Vậy nên điều này không ăn khớp. 
Điều làm tôi thấy thú vị đó là tuần trước khi tất cả mọi chuyện xảy ra, các quan chức hàng đầu của FBI đã nói rằng Triều Tiên có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công mạng. Giờ đây chúng tôi có rất nhiều người từ FBI hay Nhà Trắng, tôi nghĩ rằng chứng cứ của họ là rất nhỏ và chỉ để phục vụ như một cơ hội lớn nhằm hạ thấp Triều Tiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc quân sự hóa trong khu vực. 
Nhưng Washington lại không chịu ngồi vào bàn đàm phán với Bình Nhưỡng, điều mà nước này đã yêu cầu trong suốt nhiều thập kỉ.
Trieu Tien la cai co de My quan su hoa khu vuc 01
 Diễu binh ngày quốc khánh ở Bình Nhưỡng.
- Triều Tiên còn cảnh báo Mỹ với “hậu quả chết người” nếu Washington từ chối một cuộc điều tra chung và tiếp tục đổ lỗi cho Triều Tiên. Vậy Triều Tiên sẽ có những hành động như thế nào?
- Tôi không nghĩ là họ sẽ có động thái. Nhiều lần Bình Nhưỡng thể hiện sự không bằng lòng, nhưng thực chất là họ đưa ra những thông điệp giống với những gì mà họ đã đưa ra trong nhiều thập kỉ, đó là “chúng tôi muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ, chúng tôi muốn có một hiệp ước không bạo lực dưới dạng một thỏa thuận hòa bình lâu dài để thay thế cho thỏa thuận đình chiến tạm thời, và chúng tôi cũng muốn được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt”. 
Một điều thú vị nữa là Washington ra tuyên bố rằng vụ đột nhập máy tính này là do Triều Tiên cùng ngày với việc họ tuyên bố bình thường hóa với Cuba. 
Tôi nghĩ rằng về một vài phương diện thì đây là cơ hội tốt cho chính phủ của ông Obama để nắm lợi thế, để thể hiện rằng họ hoàn toàn có thể hòa giải với một đất nước xã hội chủ nghĩa nhưng cùng lúc cũng có thể rất cứng rắn với một nước xã hội chủ nghĩa khác. Thật không may vì về cơ bản ông Obama đã nói rằng chúng ta phải dừng việc làm không có hiệu quả trong suốt 50 năm qua. Tuy nhiên, họ đang làm điều tương tự với Triều Tiên ngày nay.
Trieu Tien la cai co de Mỹ quan su hoa khu vuc 02
 Binh sĩ Triều Tiên hành quân.
- Ông Obama đã cam đoan sẽ trả đũa Triều Tiên nhưng quốc gia này đã đang sống dưới lệnh trừng phạt của Mỹ trong 50 năm. Vậy thì mọi chuyện sẽ còn tệ hơn như thế nào đối với họ?
- Với tôi, đây là điều khó khăn nhất trong vấn đề này. Nếu như bộ phim The Interview được chiếu trên mạng, và về cơ bản thì nó không hề có bối cảnh lịch sử cho việc vì sao Triều Tiên hành xử như hiện tại, tại sao nước này vẫn đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Đó là vì Mỹ chưa bao giờ kí thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên và vẫn đang trong trạng thái sẵn sàng có chiến tranh với nước này. 
Thật đáng buồn rằng những câu chuyện, những điều chưa được giải đáp và những sự dối trá về Triều Tiên vẫn sẽ được tuyên truyền. Điều này sẽ làm giảm khả năng có thể bình thường hóa quan hệ với Mỹ, siêu cường trên thế giới hiện nay và kiểm soát phần lớn nền kinh tế thế giới.Từ đó có tác động trực tiếp đến cuộc sống khó khăn của những người Triều Tiên bình thường.
Chúng ta cần người Mỹ phải nhận ra rằng những hành động của chính phủ của họ đang thực chất tạo nên tình trạng mà Triều Tiên đang phải đối mặt hàng ngày.

46 hình ảnh cực sốc về cuộc chiến Triều Tiên (1)

Với đứa em trai trên lưng, cô gái Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Với đứa em trai trên lưng, cô gái Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.

Một xe tăng Mỹ đi sau một đoàn tù binh chiến tranh trên một con đường làng, ngày 26/9/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một xe tăng Mỹ đi sau một đoàn tù binh chiến tranh trên một con đường làng, ngày 26/9/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Những tân binh Hàn Quốc ngồi chờ đợi để được chuyển giao cho một trung tâm huấn luyện của quân đội để phục vụ cho cuộc chiến chống lại miền Bắc, ngày 17/7/1950. Ảnh: AP.
Những tân binh Hàn Quốc ngồi chờ đợi để được chuyển giao cho một trung tâm huấn luyện của quân đội để phục vụ cho cuộc chiến chống lại miền Bắc, ngày 17/7/1950. Ảnh: AP.

Trực thăng thuộc Phi đội trinh sát số 6 của Mỹ đưa binh sĩ bị thương từ chiến trận về cơ sở y tế của Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1, năm 1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trực thăng thuộc Phi đội trinh sát số 6 của Mỹ đưa binh sĩ bị thương từ chiến trận về cơ sở y tế của Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1, năm 1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.

Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ do Bắc Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây của sông Naktong, Hàn Quốc vào ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội miền Bắc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ do Bắc Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây của sông Naktong, Hàn Quốc vào ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội miền Bắc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.

Máy bay AD-3 của hải quân Mỹ (chính giữa, phía trên bức ảnh) rút lui sau khi vừa bổ nhào để thả một quả bom 2.000 cân Anh vào đầu cầu phía Triều Tiên của cây cầu bắc qua sông Áp Lục ở Sinuiju, Mãn Châu Lý vào ngày 15/11/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Máy bay AD-3 của hải quân Mỹ (chính giữa, phía trên bức ảnh) rút lui sau khi vừa bổ nhào để thả một quả bom 2.000 cân Anh vào đầu cầu phía Triều Tiên của cây cầu bắc qua sông Áp Lục ở Sinuiju, Mãn Châu Lý vào ngày 15/11/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Những người lính cảnh giới ngồi trên xe quân sự được ngụy trang bằng rơm tạimột trụ sở chỉ huy của quân Mỹ ở Hàn Quốc, ngày 12/6/1950. Ảnh: AP / Charles P. Gorry.
Những người lính cảnh giới ngồi trên xe quân sự được ngụy trang bằng rơm tạimột trụ sở chỉ huy của quân Mỹ ở Hàn Quốc, ngày 12/6/1950. Ảnh: AP / Charles P. Gorry.

Khói bốc lên từ đống đổ nát của ngôi làng Agok khu vực phía Bắc của Hàn Quốc tháng 8/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Khói bốc lên từ đống đổ nát của ngôi làng Agok khu vực phía Bắc của Hàn Quốc tháng 8/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.

Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.

Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.

Tướng Douglas MacArthur (mặc áo khoác da) thị sát mặt trận Inchon mới được mở ra ở Tây Hàn Quốc vào ngày 19/9/1950. Đi cùng là Thiếu Tướng Edward M. Almond (bên trái), Tư lệnh Quân đoàn số 10 và Phó Đô đốc Arthur D. Struble, Tư lệnh Hạm đội số 5. Ảnh: AP.
Tướng Douglas MacArthur (mặc áo khoác da) thị sát mặt trận Inchon mới được mở ra ở Tây Hàn Quốc vào ngày 19/9/1950. Đi cùng là Thiếu Tướng Edward M. Almond (bên trái), Tư lệnh Quân đoàn số 10 và Phó Đô đốc Arthur D. Struble, Tư lệnh Hạm đội số 5. Ảnh: AP.

Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP/ Jim Pringle.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP/ Jim Pringle.

Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP/ Hank Walker.
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP/ Hank Walker.

Bác sĩ phẫu thuật cho một lính thủy quân lục chiến Mỹ bị thương trong cuộc chiến, ngày 25/6/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bác sĩ phẫu thuật cho một lính thủy quân lục chiến Mỹ bị thương trong cuộc chiến, ngày 25/6/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Sau khi người dân báo cáo rằng quân đội Bắc Triều Tiên đã đang chiếm cứ một đường hầm tại Seoul, lính Mỹ đã bao vây các lối vào đường hầm này. Một lính thủy quân lục chiến đã ném lựu đạn vào bên trong, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Sau khi người dân báo cáo rằng quân đội Bắc Triều Tiên đã đang chiếm cứ một đường hầm tại Seoul, lính Mỹ đã bao vây các lối vào đường hầm này. Một lính thủy quân lục chiến đã ném lựu đạn vào bên trong, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP / James Pringle.
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP / James Pringle.

Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Lính dù nhảy xuống từ chiếc máy bay vận tải C-119 của Không quân Mỹ trong chiến dịch được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Hàn Quốc, tháng 10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù nhảy xuống từ chiếc máy bay vận tải C-119 của Không quân Mỹ trong chiến dịch được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Hàn Quốc, tháng 10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Một xe tăng Mỹ vượt qua rào cản do đối phương dựng lên gần Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/10/1950, khi Sư đoàn bộ binh số 7 chuẩn bị càn quét khu vực và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa. Ảnh: AP.
Một xe tăng Mỹ vượt qua rào cản do đối phương dựng lên gần Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/10/1950, khi Sư đoàn bộ binh số 7 chuẩn bị càn quét khu vực và tiêu diệt các tay súng bắn tỉa. Ảnh: AP.

Triều Tiên: “Gió đang đảo chiều”

 

Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đồng thời cho biết sẽ bố trí thêm tên lửa tầm trung ở miền duyên hải phía đông và có thể thử nghiệm nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội 25/4/2013. Tuy nhiên, dư luận cũng cho rằng bên cạnh  thái độ cứng rắn đã có những dấu hiệu dịu xuống.

Tin mới