Triều Tiên nêu điều kiện nếu Thủ tướng Nhật muốn gặp ông Kim Jong-un
(Kiến Thức) - Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ tiếp tục "phớt lờ" Nhật Bản trừ khi Tokyo chấm dứt những hành động thù địch chống lại Bình Nhưỡng như các cuộc tập trận chung quy mô lớn và đẩy mạnh năng lực quân sự,...
Thiên An (T.H)
Theo hãng thông tấn Reuters, Nhật Bản đang mong chờ một cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà trong đó, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc từ nhiều thập kỷ trước.
Mặc dù Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với các lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ trong năm qua, nhưng thời điểm cho một cuộc gặp thượng đỉnh với Nhật Bản vẫn chưa được ấn định.
Thủ tướng Nhật Bản Zhinzo Abe (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Kyodo News.
“Nếu Nhật Bản không điều chỉnh tham vọng về hòa bình và an ninh, kết quả nước này sẽ bị bỏ qua là điều không thể tránh khỏi. Nhật Bản nên dừng các cuộc tập trận quy mô lớn và ngừng mở rộng năng lực quân sự nhằm tấn công (Triều Tiên), từ bỏ các chính sách thù địch chống lại chúng tôi, quên đi và chứng tỏ sự chân thành hướng tới hòa bình", Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin.
Mời độc giả xem thêm video: Phái đoàn Mỹ-Triều Tiên hội đàm thượng đỉnh tại Singapore ngày 12/6 (Nguồn: ST)
Trước đó, vào giữa tháng 6/2018, truyền thông đưa tin, Nhật Bản và Triều Tiên đang xúc tiến các cuộc trao đổi để hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, sau khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore kết thúc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã đề cập về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc, song biện pháp giải quyết không được đề cập tới. Vì vậy, Thủ tướng Abe cần gặp trực tiếp ông Kim Jong-un để thảo luận về vấn đề này.
Hiện tại, khoảng 12 người Nhật Bản được cho là bị Triều Tiên bắt cóc. Nhưng phía Bình Nhưỡng thông tin rằng trong 12 người đó 8 người đã qua đời và chỉ còn 4 người sinh sống tại Triều Tiên.
Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều
(Kiến Thức) - Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore, nhiều cuộc gặp ngoại giao quan trọng đã diễn ra, trong đó có cuộc hội đàm lần hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm.
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap.
Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters.
Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Sáng 10/6, Singapore đã mở cửa trung tâm báo chí phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Trung tâm báo chí (IMC) phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. được đặt tại toà nhà F1 Pit, nơi từng diễn ra chặng đua công thức 1 Singapore.
Toà nhà có trị giá 40 triệu USD đã được cải tạo lại để phục vụ cho hội nghị lần này.
Trung tâm báo chí mở của từ 10h ngày 10/6 và sẽ hoạt động 24/24 giờ.
Dự kiến có khoảng 3.000 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
IMC có 2.000 chỗ làm việc, các khu media hub phục vụ việc sản xuất chương trình ngay tại chỗ. Các phóng viên tới đây tác nghiệp sẽ nhận được khoảng 20 dịch vụ bao gồm cả ăn uống, internet tốc độ cao.
Từ sáng sớm 10/6, đã có rất đông phóng viên tới để nhận thẻ tác nghiệp. Để có được tấm thẻ này các phóng viên đều phải trải qua quá trình đăng ký rất khó khăn và kiểm duyệt phức tạp.
Một tặng phẩm cho phóng viên tới Singapore đưa tin về hội nghị lần này có in hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Toàn bộ mặt sàn để phục vụ của trung tâm báo chí rộng 23.000 mét vuông, các màn hình lớn được bố trí cạnh nhau để các phóng viên có thể theo dõi diễn biến từ hội nghị.
Trung tâm báo chí được đặt cách khách sạn Capella trên đảo Sentosa, nơi diễn ra hội nghị khoảng 5km. Các hoạt động tại cuộc gặp Thượng đỉnh sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm.
Trung tâm báo chí được thiết kế theo nguyên tắc ai tới trước được phục vụ trước, vì vậy các phóng viên phải chọn chỗ ngồi làm việc cho mình nếu không muốn bị mất chỗ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều.