Triều Tiên nói gì về khả năng cuộc gặp Trump - Kim 2020?

Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên vừa khẳng định, nước này không cảm thấy cần phải “nói chuyện” với Mỹ.

Một cuộc gặp lần thứ 4 và có thể là thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang được kỳ vọng sẽ diễn ra trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, ngay cả khi các nỗ lực của Mỹ và Hàn Quốc để tổ chức cuộc gặp như vậy còn chưa bắt đầu, thì Triều Tiên hôm 4/7 đã “giội gáo nước lạnh” cho những hy vọng ấy.
Trieu Tien noi gi ve kha nang cuoc gap Trump - Kim 2020?
 Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui. Ảnh: Financial Express.
Trong 1 tuyên bố được hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên phát đi hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui khẳng định, nước này không cảm thấy cần phải “nói chuyện” với Mỹ, bởi Mỹ không coi cuộc đối thoại Mỹ - Triều là gì khác, ngoài 1 công cụ, để xử lý những vấn đề chính trị cho Washington.
Bà Choe Son Hui tuyên bố, các cuộc đàm phán như vậy sẽ không diễn ra và Triều Tiên sẽ không thay đổi các chính sách của nước này.
Tuyên bố này được đưa ra ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun - dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới, với mục đích đề ra là nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều, vốn đang đình trệ suốt hơn 1 năm qua.
Theo giới chức Mỹ, 1 đoàn quan chức ngoại giao nước này, bao gồm Thứ trưởng Stephen Biegun sẽ có buổi làm việc với các quan chức Hàn Quốc vào ngày 7/7 tới.
Chuyến thăm của đoàn quan chức Mỹ diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ mong muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nên thử gặp nhau 1 lần nữa trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Bởi theo lập trường của Hàn Quốc, các vấn đề liên quan đến các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và lệnh trừng phạt của Mỹ sớm hay muộn cũng phải được giải quyết thông qua đối thoại.
Trong khi, Ngoại trưởng Hàn Quốc đã khẳng định, Bộ này đang thúc đẩy các nỗ lực để Mỹ - Triều nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân.
Còn đối với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun, trước chuyến thăm, ông cho rằng, hiện đã là thời điểm Mỹ - Triều nên ngồi lại, để đạt được những tiến bộ tích cực. Tuy nhiên, vị quan chức ngoại giao Mỹ cũng phải thừa nhận, một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều là rất khó diễn ra trước tháng 11 tới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.
Khác với nhận định của ông Biegun, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 2/7 cho biết, Tổng thống Donald Trump rất có thể đang tìm kiếm 1 cuộc gặp thượng đỉnh khác với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un như là “1 bất ngờ của Tháng Mười” trước khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cũng cho rằng, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong vài tuần gần đây cũng có thể là 1 động thái gây chú ý của Bình Nhưỡng, buộc Mỹ phải chú tâm đàm phán.
Bà Anna Fifield, chuyên gia phân tích quốc tế tại tờ Bưu điện Washington (Mỹ) nhận định: “Tôi nghĩ rằng, động thái này của Triều Tiên có thể muốn nối lại các cuộc đàm phán ngoại giao với Mỹ, bởi vì nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn Mỹ dỡ bỏ trừng phạt và muốn kinh tế tăng trưởng. Ông Kim Jong Un không thể làm được điều này khi mà Triều Tiên đang bị trừng phạt”.
Hiện căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã hạ nhiệt hơn nhiều so với vài tuần trước. Tuy nhiên, với việc đường dây liên lạc liên Triều bị cắt đứt, Văn phòng liên lạc chung của phía Triều Tiên bị phá hủy, những thành quả ngoại giao 2 năm qua của các bên cho bán đảo Triều Tiên dường như đã đổ vỡ. Do đó, chuyến thăm của đoàn quan chức Mỹ tới Hàn Quốc tuần tới chắc chắn sẽ không hề dễ dàng để đạt được mục tiêu đề ra và cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên lần thứ 3 vẫn còn khá xa vời, khi Triều Tiên đang cần Mỹ chân thành hơn, nhượng bộ nhiều hơn thay vì những lệnh trừng phạt hà khắc, cứng rắn./.

Chủ tịch Kim Jong-un mở phiên họp toàn thể đảng cầm quyền trước “thời hạn chót” cuối năm

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức một cuộc họp với các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền trong hôm 28/12 để thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng ngay trước thời điểm "thời hạn chót" mà Bình Nhưỡng đặt ra cho Mỹ - theo hãng thông tấn nhà nước KCNA.

Ông Kim, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, đã chỉ đạo phiên họp toàn thể đầu tiên để thảo luận về "các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực xây dựng đảng, hoạt động của đảng và việc xây dựng sức mạnh phòng thủ của đất nước"; theo KCNA.

Cả thế giới nên dè chừng pháo binh Triều Tiên hơn là tên lửa của nước này

Không phải vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo mà pháo binh mới là vũ khí chủ lực của Bình Nhưỡng trong cán cân quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Ca the gioi nen de chung phao binh Trieu Tien hon la ten lua cua nuoc nay
 Do những hoàn cảnh đặc biệt nên Triều Tiên vẫn ưu tiên phát triển pháo binh. Có thể nói, Triều Tiên đang sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất thế giới.

Tin mới