Triều Tiên quy hoạch 14 đặc khu kinh tế mới

(Kiến Thức) - Bình Nhưỡng tuyên bố thiết lập các đặc khu phát triển kinh tế mới, bao gồm một khu ở thành phố phía tây bắc giáp ranh với Trung Quốc.

Triều Tiên quy hoạch 14 đặc khu kinh tế mới
Khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên nhìn từ biên giới Kaesong.
Khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên nhìn từ biên giới Kaesong.
Động thái này của Triều Tiên được cho là phản ánh nỗ lực rõ ràng của nước này để thu hút đầu tư nước ngoài.
"Triều Tiên quyết định thành lập đặc khu kinh tế ở một số vùng ở Sinuiju, tỉnh Bắc Phyongan. Chủ quyền của Triều Tiên sẽ được đảm bảo thực thi tại khu kinh tế”, Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
KCNA cũng liệt kê 13 dự án đặc khu kinh tế khác nhỏ hơn. Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, dự án đặc khu kinh tế Sinuiju tương tự như Khu công nghiệp Kaesong, được kỳ vọng giúp Triều Tiên thu nguồn ngoại tệ.
Ngoài ra, theo truyền thông Hàn Quốc, Quốc hội Triều Tiên đã thông qua bộ luật cho các khu vực phát triển kinh tế, bao gồm giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Triều Tiên hiện có bốn đặc khu kinh tế bao gồm khu kinh tế ở Đảo Hwanggumpyong và Wihwa, khu vực núi Kumgang và Rason cũng như Khu công nghiệp Kaesong.

Triều Tiên đòi giải thể BCH LHQ ở Hàn Quốc

Triều Tiên đòi giải thể BCH LHQ ở Hàn Quốc
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc kêu gọi giải thể Bộ Chỉ huy LHQ tại Hàn Quốc.
 Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc kêu gọi giải thể Bộ Chỉ huy LHQ tại Hàn Quốc.

Trong một cuộc họp báo hiếm hoi ngày 21/6, đại sứ Sin Son-ho đã đổ lỗi cho Mỹ về căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. Ông nói thái độ thù nghịch của Washington đối với Bình Nhưỡng và các cuộc diễn tập quân sự vẫn tiếp diễn ở miền Nam… có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh mới “bất cứ lúc nào.”

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?

(Kiến Thức) - Trước những lùm xùm tổn tại giữa hai miền Triều Tiên, liệu rằng giấc mơ thống nhất có sớm được hiện thực hóa?

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?
Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.

Philippines "khinh" mọi cứu trợ từ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một nghị sĩ Quốc hội Philippines cho biết, do nhận được viện trợ nước ngoài dồi dào, Manila không cần thiết phải nhận bất cứ sự giúp đỡ nào từ Trung Quốc.

Philippines "khinh" mọi cứu trợ từ Trung Quốc
Lính Mỹ và Philippines xếp hàng cứu trợ để gửi tới nạn nhân bão Haiyan.
 Lính Mỹ và Philippines xếp hàng cứu trợ để gửi tới nạn nhân bão Haiyan.

Tin mới