Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến

Ngay trước cuộc Hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến, ngày 1/5 nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã quyết định thả tự do cho 3 công dân Mỹ gốc Hàn Quốc đang bị giam giữ tại trung tâm cải tạo lao động nước này.

Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến
Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
 Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Theo trang IBTimes, ông Choi Sung Ryong, đại diện của các gia đình tù nhân, cho biết: "Chúng tôi đã trao đổi với nguồn tin tại Triều Tiên hôm nay. Chính quyền Triều Tiên đã thả các ông Kim Dong Cheol, Kim Sang Deok và Kim Hak Seong đang bị giam giữ tại trung tâm cải tạo lao động từ đầu tháng tư. Hiện tại họ đang trong một khóa học tập và nghỉ ngơi tại một khách sạn bên ngoài Bình Nhưỡng".
Ông Choi cũng nói phía Triều Tiên đang đàm phán với Mỹ về cách tốt nhất để đưa những tù nhân này về nước. Một trong những giải pháp được tính tới là sẽ trả họ về nhà vào đúng ngày diễn ra hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều, mặc dù ngày cụ thể cho sự kiện này vẫn chưa được chốt.
Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 29/5 trên đài Fox News, tân Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói: "Nếu Triều Tiên thả những người Mỹ đang bị giam giữ trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, đó sẽ là cơ hội để bày tỏ sự chân thành của họ".
Ông Kim Dong Cheol là một mục sư người Mỹ sinh tại Hàn Quốc. Ông bị Triều Tiên bắt giam năm 2015 vì tội làm gián điệp. Năm 2016 ông bị kết án 10 năm lao động khổ sai.
Hai ông Kim Sang Deok và Kim Hak Seong đều bị bắt năm ngoái khi đang làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng với cáo buộc "có những hành vi thù địch".
Trong diễn biến liên quan, đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin riêng của họ cho biết ông Kim Jong Un đã chấp nhận sẽ gặp ông Trump ở làng đình chiến. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiến hành cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới hai miền.
Theo đó, CNN cho biết có một "khả năng rất lớn" cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được tổ chức tại đây, với một số sự kiện có thể được lên kế hoạch tại bờ phía bắc của đường phân giới quân sự giữa hai nước.

Ông Trump sẽ thông báo sớm kế hoạch cuộc gặp ông Kim

Ngày 1-5, dường như trong tâm trạng khá vui vẻ trước phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho rằng nên trao tặng ông Trump giải thưởng Nobel, Tổng thống Mỹ cam kết trong vài ngày tới sẽ công bố chi tiết về thời gian, địa điểm cho cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới.

Theo hãng tin AFP, phát biểu trước báo giới tại Phòng Bầu dục, ông Trump nói: "Giải Nobel hòa bình ư? Tôi nghĩ Tổng thống Moon đã thật tốt bụng khi ông ấy đề xuất như vậy. Cái chính là, tôi muốn đạt được hòa bình. Đó là vấn đề lớn và tôi nghĩ nó sẽ tiến triển tốt".

Ông Trump đã đề xuất tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tại làng đình chiến ở khu DMZ giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên, ngoài ra cũng nói còn đang cân nhắc hai hoặc ba địa điểm khác.

"Chúng tôi đang bố trí cuộc gặp lúc này và tôi nghĩ sẽ công bố trong vài ngày tới về thời gian, địa điểm", ông nói.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Những bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 11/2017 phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở miền duyên hải Triều Tiên.

Ảnh mới nhất chưa từng tiết lộ về cuộc sống ở Triều Tiên
Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
 Người đàn ông dắt xe đạp chờ sang đường ở thành phố Rasong, Triều Tiên, ngày 21/11/2017. Những bức ảnh chụp cuộc sống ở Triều Tiên này do phóng viên Ed Jones ghi lại. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh đường bờ biển phía bắc thành phố Hamhung ngày 22/11. Ảnh: ATI. 
Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Hai học sinh đi bộ trên một dòng sông đóng băng tới trường gần Raksan hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Các em nhỏ đứng cạnh đường ray tàu hỏa tại thành phố công nghiệp Chongjin, Triều Tiên, ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Người dân Triều Tiên trên đường đi làm ở thành phố cảng Wonsan hôm 18/11. Ảnh: ATI.
Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
 Không gian mờ ảo tại một quảng trường công cộng ở Rason ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Người đàn ông Triều Tiên tản bộ trên bến cảng ở Rason trong một ngày đông lạnh giá cuối tháng 11/2017. Ảnh: ATI.
Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh một vùng quê ở miền duyên hải Triều Tiên hôm 22/11. Ảnh: ATI.
Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Đoàn tàu đi qua cánh đồng gần Myongchon, Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Người phụ nữ và bé trai đẩy chiếc xe trên một con đường gần huyện Kiliju, đất nước Triều Tiên, hôm 19/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Một số người nông dân rửa rau dưới một con sông gần Raksan ngày 21/11. Ảnh: ATI.
Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
 Người dân địa phương chủ yếu đi bộ và xe đạp trên con đường ở ngoại ô thành phố công nghiệp Chongjin hôm 21/11. Ảnh: ATI.
Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.
 Quang cảnh khá vắng vẻ ở ngôi làng gần Kimchaek hôm 19/11. Ảnh: ATI.

Mỹ trừng phạt 2 nhân vật đứng sau chương trình tên lửa Triều Tiên

Hai quan chức Triều Tiên vừa bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt là ông Kim Jong Sik và Ri Pyong Chol.

Mỹ trừng phạt 2 nhân vật đứng sau chương trình tên lửa Triều Tiên
Chính phủ Mỹ hôm qua (26/12) tuyên bố áp đặt trừng phạt hai chuyên gia Triều Tiên vì vai trò của họ trong việc phát triển tên lửa đạn đạo của nước này.
Đây là bước đi mới nhất của Mỹ trong chiến lược nhằm gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên gây tranh cãi của mình.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Tin mới