Trịnh Hoài Đức: Quan đại thần liêm khiết được vua dựng nhà cho ở

Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) không chỉ là công thần của triều Nguyễn, mà còn là nhà thơ, nhà văn, sử gia đại tài của Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX.

Trịnh Hoài Đức: Quan đại thần liêm khiết được vua dựng nhà cho ở

Trinh Hoai Duc: Quan dai than liem khiet duoc vua dung nha cho o

Tượng Trịnh Hoài Đức trong Văn miếu Trấn Biên (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Một đời tài hoa, tận tụy

Trịnh Hoài Đức còn có tên là An, tên tự Chí Sơn, tên hiệu Cấn Trai, tổ tiên là người tỉnh Phúc Châu (Trung Quốc). Cùng với hai vị công thần khác là Lê Quang Định và Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức được người đời tặng cho danh hiệu Gia Định tam gia, cũng là niềm tự hào của đất Sài Gòn - Gia Định.

Theo sách "Xã hội Việt Nam thời Lê - Nguyễn", nhà nghiên cứu Lê Nguyễn cho rằng: "Giữa thế kỷ 18, nhiều quan dân của nhà Minh vì bất phục triều Mãn Thanh mới lên nắm quyền, đã bỏ nước ra đi và Đại Việt là một trong những miền đất họ chọn xin tá túc. Trong số những người này có Trịnh Hội, nguyên quán huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc, theo Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài), vào khai khẩn đất Trấn Biên (Biên Hòa)".

Trịnh Hoài Đức là cháu ba đời của Trịnh Hội. Cha ông là Trịnh Khánh vốn người học sâu biết rộng nhưng mất sớm khi ông mới 10 tuổi. Trong bối cảnh chiến tranh khói lửa giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn, mẹ ông đưa ông về đất Phiên Trấn (Gia Định) sinh sống. Tại đây, bà gửi con theo học cụ Võ Trường Toản – bậc danh sĩ tài ba được mệnh danh là tổ ngành giáo dục Nam Kỳ.

Cùng học với Trịnh Hoài Đức lúc bấy giờ là Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh. Chính những năm tháng miệt mài đèn sách dưới sự dạy dỗ của người thầy kiệt xuất mà Trịnh Hoài Đức cùng các bạn học đã được trau dồi tri thức và tinh thần yêu nước để sau dùng giúp dân, giúp nước, làm nên công danh sự nghiệp khiến người đời nể phục.

Sau hơn 10 năm học thầy Võ Trường Toản, cơ hội đã đến với Trịnh Hoài Đức cùng các bạn học. Năm 1788, chúa Nguyễn Ánh được người dân Nam bộ ủng hộ đã đánh bật quân Tây Sơn ra khỏi đất Gia Định. Chúa cho mở khoa thi để tìm hiền tài cho công cuộc nhất thống giang sơn. Năm đó Trịnh Hoài Đức và hai bạn học đều ứng thí và đỗ đạt. Trong đó Trịnh Hoài Đức được bổ dụng làm Hàn Lâm Chế Cáo.

Một năm sau đó – 1789, ông được bổ làm Tri huyện ở Tân Bình rồi được kiêm làm Điền tuấn, phụ trách việc trông coi chuyện khai khẩn đất đai, ruộng đồng ở Gia Định. Năm 1793, chúa Nguyễn phong con trai lớn là Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh làm Đông cung Thái tử, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định được cử làm Đông cung Thị giảng, rồi theo Hoàng thái tử Cảnh trấn thủ thành Diên Khánh.

Năm 1794, ông được bổ làm Hộ bộ Hữu Tham tri, tức tương đương với Thứ trưởng Bộ Tài chánh ngày nay. Năm 1801, khi chúa Nguyễn đánh Phú Xuân, Trịnh Hoài Đức lo việc hậu cần và tiếp vận quân lương. Năm 1802, chúa Nguyễn hoàn thành đại nghiệp và lên ngôi vua, phong ông làm Thượng thư bộ Hộ, đồng thời sung làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

Năm 1808, vua Gia Long cử Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn Gia Định Thành, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp Tổng trấn. Năm 1812, ông được bổ nhiệm làm Lễ bộ Thượng thư, kiêm quản Khâm thiên giám. Năm 1813 lại đổi làm Lại bộ Thượng thư. Năm 1816 ông lại được bổ nhiệm làm Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai. Năm 1820, Trịnh Hoài Đức được cử tạm giữ chức quyền tổng trấn thay Nguyễn Văn Nhơn về kinh.

Cũng trong năm 1920, sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng triệu ông về kinh làm Lại bộ Thượng thư như trước, lại kiêm cả Binh bộ Thượng thư – tương đương Bộ trưởng Quốc phòng ngày nay, đồng thời sung chức Phó Tổng tài Quốc sử giám phụ trách việc tuyển chọn nhân tài, thi cử. Năm đó, nhà vua xuống chiếu cầu sách cũ, Trịnh Hoài Đức dâng lên bộ "Gia Định thành thông chí" do ông biên soạn từ thời còn ở Gia Định.

Dù kinh qua hàng loạt trọng trách triều đình, lần lượt nắm giữ vị trí đứng đầu của 4 bộ, trong đó có việc cầm quân và công tác ngoại giao, nhưng người ta thường biết đến Trịnh Hoài Đức bởi tài năng văn chương. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học như: "Gia Định thành thông chí", "Cấn Trai thi tập", "Gia Định Tam gia thi tập", "Thoái thực trung biên tập", "Minh Bột di ngư", "Quan quang tập'", "Khả dĩ tập", "Tự truyện", "Lịch đại kỷ nguyên", "Khương Tế lục", "Đi sứ cảm tác"…

Nổi tiếng hơn cả trong số kể trên có lẽ là tác phẩm "Gia Định thành thông chí" - bộ bách khoa tự điển địa lý nhân văn Gia Định xưa (Nam bộ ngày nay). Tác phẩm được bao thế hệ người đọc yêu mến và được các nhà sử học coi là sách gối đầu giường mỗi khi nghiên cứu về đất phương Nam thời khẩn hoang, mở đất. Sách ghi lại tỉ mỉ công phu mọi điều về xứ Gia Định, với chi tiết, đầy đủ về sông núi, sản vật, tổ chức làng xã, nếp sống của người dân. Cuốn sách chẳng những được vua khen tặng mà sau còn dịch sang tiếng Pháp.

Trinh Hoai Duc: Quan dai than liem khiet duoc vua dung nha cho o-Hinh-2

Khu lăng mộ Trịnh Hoài Đức. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Một đời thanh liêm

Suốt mấy mươi năm làm quan dưới triều Nguyễn, qua hai đời vua Gia Long và Minh Mạng, Trịnh Hoài Đức luôn tận trung vì nước vì dân. Ông là bậc kỳ tài lại gặp lúc các vị vua đầu triều Nguyễn trọng dụng nên đã phát huy hết khả năng của mình trong khá nhiều trọng trách vua giao. Tuy được thăng đến Hiệp biện Đại học sĩ (1821), hàm tòng nhất phẩm, quyền cao chức trọng, nhưng ông vẫn sống cuộc đời thanh liêm trong sáng.

Sách "Đại Nam liệt truyện" chép rằng: "Đức không có nhà riêng, vua cho 3.000 quan tiền và gỗ, gạch ngói, cho làm nhà để làm chỗ nghỉ ngơi tắm gội. Đức bèn làm vườn quỳ ở phía ngoài cửa Đông. Rồi lại kiêm lĩnh Thượng thư Bộ Lễ". Phàm là người kinh qua Thượng thư 4 bộ mà giữ được mình thanh sạch, đến lúc đầu bạc mà giữa chốn kinh đô vẫn không nhà cửa, đến mức vua đứng ra xây cho thì quả xưa hiếm có.

Năm 1823, khi đã tuổi cao sức yếu, ông dâng biểu xin thôi nhiệm và đi theo đường biển trở về Gia Định cho đúng với câu "cáo chết quay đầu về núi". Vua Minh Mạng khi đó cử đại thần Phạm Đăng Hưng đến thăm và thuyết phục ông ở lại, ban cho sâm quế để tẩm bổ. Ông đành phải xin nghỉ phép 3 tháng rồi trở lại tiếp tục nhiệm vụ vua giao.

Đáp lại tấm lòng của vị quan đại thần một đời tận hiến, khi ông mất vào tuổi 61, Hoàng đế Minh Mạng đã khóc xót thương: "Trẫm nghe tin không ngờ nước mắt nhỏ xuống, bèn sai nghỉ triều 3 ngày và hậu ban cho sa, gấm, trừu, đoạn, tiền, gạo, dầu đèn; tặng Thiếu phó Cần chính điện Đại học sĩ, cho tên thụy là Văn Khúc; cho một tế đàn".

"Ngày đưa về chôn sai Hoàng tử Miên Hòa đến nhà khâm mạng, ban cho rượu, điển lệ cấp tuất rất hậu; các bày tôi không ai sánh kịp. Đám tang của Trịnh Hoài Đức đến Gia Định, Tổng trấn là Lê Văn Duyệt thân hành đi viếng, nói với người rằng: Hiệp biện họ Trịnh là người đáng khen đời nay, được thấy tôn trọng như thế".

Sách "Đại Nam liệt truyện" viết về ông rằng: "Đức là người cẩn thận, phong độ, trầm tĩnh, nghiêm chỉnh, học vấn rộng rãi, nghị luận thường giữ đại thể". Ông sống đời bình dị khiêm nhường như thế, đến trước lúc mất tâm nguyện cũng chỉ là được đưa linh cữu về quê mẹ ở làng Bình Trước, Biên Hòa (nay thuộc Khu phố 3, phường Trung Dũng) chôn cất. Nơi ông yên giấc ngàn thu là ngôi mộ đơn sơ xây bằng đá ong, người dân quen gọi là Lăng Ông.

Khu vực này sau đó trở thành quần thể mộ táng dòng họ Trịnh vì ngoài lăng mộ Trịnh Hoài Đức và chánh thất họ Lê ra, nơi đây còn 11 ngôi mộ của thân tộc ông. Ngày nay, tại khu phố 3, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, lăng mộ Trịnh Hoài Đức nằm trong con hẻm hẹp và sâu giữa khu dân cư đông đúc.

Ngai vàng - chiếc ghế nguy hiểm

(Kiến Thức) - Bị ép ra làm vua dù không muốn, nhưng khi có chống lại sự chuyên quyền của hai vị đại thần, vua Hiệp Hoà đã bị xử chết.

Ngai vàng - chiếc ghế nguy hiểm
Ngai vàng lúc này đúng là chiếc ghế nguy hiểm.
Bị ép làm vua

Bí mật thú vị sau màn động phòng trong đêm tân hôn thời xưa

Có nhiều thuyết về tục "động phòng", trong đó thuyết nổi tiếng nhất bắt đầu từ thời Hiên Viên Hoàng Đế.

Bí mật thú vị sau màn động phòng trong đêm tân hôn thời xưa

Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, sau khi cô dâu chú rể bái đường xong, mọi người sẽ nhìn thấy có người hô lớn: "Đưa vào động phòng". Trong các thi từ ca phú, mọi người cũng có thể thấy các nhà thơ, nhà văn dùng từ "động phòng" để miêu tả, hình dung về đêm tân hôn. Thế nhưng, ít người biết được, ý nghĩa sâu sa phía sau tục "động phòng".

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua

Buổi triều sớm cuối cùng của nhà Thanh diễn ra trong một bầu không khí căng thẳng và ảm đạm.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua

Triều đại nhà Thanh là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, trải qua gần 300 năm sóng gió, cuối cùng Thanh triều đã rơi vào con đường sụp đổ.

Đặc biệt là sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, quyền lực của Phổ Nghi – vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh sớm đã chẳng còn gì, nhà Thanh thực tế chỉ còn lại lớp vỏ.

Vào cuối năm Tuyên Thống thứ 3, ngày 25 tháng 12 Âm lịch, vương triều nhà Thanh - một triều đại đã từng mang lại vinh quang cho lịch sử cổ đại Trung Quốc nhưng cũng để lại nhiều điều nhục nhã, đã diễn ra buổi thượng triều cuối cùng trong lịch sử.

Nhưng trong buổi chầu ngày hôm ấy, các vị đại thần lại không thực hiện nghi lễ tam khấu cửu vái như trước mà lại thay bằng cúi người, vậy rốt cục buổi thượng triều hôm ấy đã xảy ra chuyện gì?

Trong các vương triều phong kiến lịch sử Trung Quốc, nghi lễ khi thần tử gặp vua là vô cùng quan trọng, nếu trên đại điện bất cẩn làm ra hành động không phải phép thì sẽ bị coi là có tội bất kính với vua, nhẹ thì ảnh hưởng đến tiền đồ thăng tiến, nặng thì sẽ rước lấy họa sát thân.

Tam khấu cửu vái là đại lễ để tế tổ và diện kiến Hoàng thượng trong triều đại phong kiến, không thể bị bỏ qua, xem nhẹ. Vậy mà trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh, các vị quan đại thần lại không thực hiện nghi lễ này mà thay bằng cách cúi người. Đây cũng không phải hành động âm mưu phản nghịch, mà bởi vì đằng sau đó có nguyên do.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Lý do là gì?

Sức mạnh quốc gia của vương triều Đại Thanh vô cùng hùng mạnh, nhưng dần về sau, đến cuối triều đại, vì các thế lực xâm lược cùng việc cướp bóc bừa bãi, đã khiến sức mạnh của nhà Thanh dần suy yếu, hơn thế giai cấp thống trị nội bộ nhà Thanh cũng đã hủ bại đến cực điểm, những điều này đã trở thành rào cản cực lớn với sự phát triển của cả vương triều, khiến nhà Thanh cứ dần dần rơi vào con đường suy vong.

Chí mạng là, sau Cách mạng Tân Hợi, thế lực của cách mạng dường như đã lan ra khắp cả nước, rất nhiều địa phương đều đứng lên tuyên bố độc lập. Việc này đối với vương triều nhà Thanh chính là đòn tấn công chí mạng, đặc biệt là sau việc Nam Bắc nghị hòa, Viên Thế Khải cướp đoạt thành quả của cách mạng, lừa vua Phổ Nghi thoái vị.

Dưới sự áp bức quá mạnh mẽ, chính quyền phong kiến đành chọn cách chấm dứt sự thống trị của nhà Thanh. Buổi thượng triều cuối cùng cũng chính là ngày tuyên bố Hoàng đế thoái vị, để vua Phổ Nghi đóng ấn tín vào chiếu thư thoái vị.

Trong buổi chầu cuối cùng hôm ấy, nhiều vị đại thần đều đã chờ ở gần cung Càn Thanh từ sớm, đợi đến thời gian lên triều. Những vị đại thần này đều là trọng thần của nhà Thanh như Đại thần Ngoại giao Hồ Duy Đức, Đại thần Dân chính Triệu Bỉnh Quân, Đại thần Lục quân Vương Sĩ Trân cùng nhiều vị đại thần khác.

Họ mang những cảm xúc khác nhau cùng đứng đợi, có người thì lạnh nhạt, có người lại vô cùng phẫn nộ, điều tương đồng duy nhất đó là mọi người đều giữ yên lặng, không nói một lời, trong lòng đều lo lắng cho vận mệnh vương triều Đại Thanh rồi sẽ đi về đâu.

Trong buổi triều sớm hôm ấy, Long Dụ Thái Hậu cũng không buông rèm nhiếp chính sau long ỷ như mọi khi mà cùng Hoàng đế Phổ Nghi ngồi đợi đóng dấu thoái vị, các vị đại thần hôm ấy cũng không thực hiện đại lễ tam khấu cửu vái với Hoàng đế như trước mà thay vào đó là cúi người ba lần.

Đại thần nhất loạt không tam khấu cửu vái trước vua, chuyện gì đã xảy ra trong buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh? - Ảnh 4.

Các đại thần nhà Thanh.

Tuy rằng, mọi người đều đã có sự chuẩn bị tâm lý với việc Hoàng đế thoái vị và kết thúc của vương triều Đại Thanh, nhưng đến khi nhìn thấu chiếu thư thoái vị đã được soạn sẵn, Long Dụ Thái Hậu cũng chẳng thể nén nổi sự đau thương.

Trước khi đóng dấu bà còn bật khóc nức nở, nhưng các vị đại thần cũng chẳng chia sẻ với bà, chỉ giục bà mau đóng dấu cho xong.

Long Dụ Thái Hậu vẫn chần chừ không đóng dấu, mà luôn miệng mắng mỏ hoàng thân quốc thích nhẫn tâm bỏ mặc cô nhi quả phụ hai mẹ con bà chẳng lo, chỉ lo đến vinh hoa phú quý cho bản thân, lên án họ phụ bạc ân nghĩa với Phổ Nghi.

Cuối cùng không còn cách nào khác, quan Đại thần Ngoại giao Hồ Duy Đức buộc phải lên tiếng đe dọa Thái Hậu, nếu không nhanh đóng dấu thoái vị, vậy thì những điều kiện ưu đãi mà Đảng Cách mạng đã thỏa thuận với Hoàng thất trước đây coi như bỏ.

Nghe đến đó, Long Dụ Thái Hậu đành buông tay, đóng dấu lên chiếu thư thoái vị, sau đó ban bố chiếu thư tuyên bố chính thức chấm dứt triều đình Đại Thanh.

Đến đây, buổi thượng triều cuối cùng của nhà Thanh cũng đến hồi kết thúc. Sau khi các bị đại thần lần nữa cúi chào Thái Hậu cùng Hoàng đế thì cũng lần lượt ra về.

Trong buổi thượng triều cuối cùng, ba lần cúi đầu hành lễ của các vị đại thần, nhìn qua thì là hành lễ với Hoàng đế nhưng thực tế lại chính là lời cáo biệt với vương triều Đại Thanh, dùng lễ nghi kiểu mới để từ biệt một triều đại cũ, khiến ai nấy đều cảm thấy thổn thức vô hạn.

Triều đình nhà Thanh từ chối tiếp nhận học hỏi những cái mới cùng những phát triển mới của thế giới, kết cục mà họ phải đối mặt cũng là điều có thể dự đoán trước. Nếu một vương triều lựa chọn tự phong tỏa, thu hẹp chính mình thì cuối cùng sẽ bị một thế lực khác thôn tính và đặt dấu chấm hết mà thôi.

Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm phong kiến Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân.

Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.

Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó.

Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.  

Tin mới