Trò chơi hai mặt của Trung Quốc ở Biển Đông

Một mặt tuyên bố bác bỏ phán quyết của PCA, song mặt khác Trung Quốc lại ra sức thúc đẩy một chiến dịch ve vãn, tuyên truyền trên khắp thế giới.

Trò chơi hai mặt của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong khi các giới chức ở Washington, Tokyo và Đông Nam Á “đứng ngồi không yên” trước việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) chuẩn bị ra phán quyết về vụ kiện mà Philippines đệ trình liên quan các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, thì Trung Quốc lại tỏ ra hờ hững.
Bãi cạn Scarborough có thể trở thành điểm nóng sau phán quyết PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc thâu tóm phi pháp Biển Đông. Minh họa indiandefencereview.com
Bãi cạn Scarborough có thể trở thành điểm nóng sau phán quyết PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc thâu tóm phi pháp Biển Đông.  Minh họa indiandefencereview.com
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh nói với phóng viên hãng tin Reuters: “Chúng tôi không biết và cũng không quan tâm khi nào họ ra phán quyết, và bởi quyết định của họ cũng không có ý nghĩa gì nên chúng tôi cho rằng dù có thế nào, đó cũng là những phán quyết sai lầm… Phán quyết đó sẽ không thể ảnh hưởng tới Trung Quốc, tới chủ quyền của Trung Quốc đối với các rạn san hô hay các hòn đảo. Đó sẽ là một ví dụ tồi tệ, sai lầm và rất nghiêm trọng. Chúng tôi không tham gia vụ kiện này song chúng tôi kiên quyết đấu tranh vì chủ quyền của mình”.
Việc Trung Quốc dự kiến phủ nhận phán quyết PCA bị coi là hành động phớt lờ trật tự luật pháp quốc tế và là thách thức trực tiếp đối với Mỹ. Theo các chuyên gia, giới ngoại giao cùng nhiều luật sư, thái độ này của Trung Quốc còn có thể khiến các tranh cãi leo thang nghiêm trọng.
Cách thức Mỹ xử lý tình huống sau khi PCA ra phán quyết được nhiều người xem là phép thử đối với các cam kết của Mỹ tại khu vực - nơi kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Mỹ đã trở thành lực lượng an ninh chủ yếu làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng họ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chính trị trước sức ép từ phía Mỹ. Đại sứ Lưu Hiểu Minh nhấn mạnh rằng các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông dám thách thức Trung Quốc là bởi họ nghĩ là Mỹ đứng về phía họ. Ông nói: “Họ thực sự tin rằng họ có Mỹ chống lưng, và nhờ đó họ có thể dễ dàng mặc cả với Trung Quốc. Tôi rất nghi ngờ mục đích thực sự của Mỹ”.
Tuy nhiên, dù một mặt vẫn khăng khăng tuyên bố không quan tâm tới phán quyết của PCA, song mặt khác Trung Quốc lại nỗ lực thúc đẩy một chiến dịch tuyên truyền quốc tế về quan điểm của mình. Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp với các nhà ngoại giao và báo giới, tích cực thể hiện và tung ra quan điểm của họ ra khắp thế giới qua hàng loạt bài viết và xã luận mang tính học thuật. Trên thực tế, giới ngoại giao châu Á và phương Tây còn cho biết những người đồng cấp Trung Quốc liên tục nhắc đến chủ đề này.
Các nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc cho rằng phán quyết của PCA không đơn thuần chỉ là về các tuyên bố của Trung Quốc tại Biển Đông mà nó còn liên quan tới căng thẳng Mỹ-Trung nảy sinh từ sự trỗi dậy của “con rồng châu Á”. Chuyên gia về an ninh Trung Quốc Zhang Baohui tại Đại học Lĩnh Nam ở Hong Kong nhận định những gì đang diễn ra phản ánh thực tế là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang dần suy yếu. Ông nói: “Trung Quốc giành được ảnh hưởng qua việc thể hiện cho Mỹ thấy rằng Mỹ không thể ra lệnh cho Trung Quốc”.
Trước thời điểm PCA dự kiến ra phán quyết vào ngày 12/7 tới, Anh, Australia và Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác đã cùng với Mỹ liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng tự do hàng hải và luật quốc tế. Giới chức Mỹ cũng đã nhiều lần hối thúc các quốc gia Đông Nam Á thiết lập một mặt trận chung để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên kết quả đạt được cho tới nay vẫn rất hạn chế. Ngày 1/7, Việt Nam đã kêu gọi PCA sớm có một phán quyết “công bằng và khách quan”. Việt Nam cũng đã đệ đơn ủng hộ thẩm quyền phân xử của tòa án này trong vụ kiện của Philippines. Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7 đều nhấn mạnh việc tôn trọng phán quyết của PCA là điều cần thiết, dù Trung Quốc có phản đối hay không. Tuy nhiên, giới chuyên gia pháp lý cho rằng dù trên lý thuyết, phán quyết của tòa mang tính ràng buộc, song thực tế là chưa có bất kỳ cơ chế nào đảm bảo việc thi hành các quy định của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Giới chức và quân đội nhiều nước trong khu vực đang rất lo ngại về nguy cơ bất chấp phán quyết của PCA, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động quân sự và tăng cường nỗ lực củng cố những tuyên bố chủ quyền của mình. Các quan chức quân sự Mỹ và khu vực cho rằng Trung Quốc có thể triển khai máy bay chiến đấu hoặc tên lửa tại những cơ sở hạ tầng mới xây dựng ở quần đảo Trường Sa, thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hoặc khởi động chiến dịch xây dựng và cải tạo ở các bãi cạn đang tranh chấp với Philippines.

Ý nghĩa quan trọng của phán quyết PCA về Biển Đông

(Kiến Thức) - Tòa án PCA ở The Hague sắp đưa ra phán quyết rất quan trọng đối với các nước ven Biển Đông cũng như các quốc gia ở cách xa vùng biển này.

Ý nghĩa quan trọng của phán quyết PCA về Biển Đông
Hồi tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở The Hague về ba chủ đề. Chủ đề thứ nhất, yêu cầu bác bỏ lập luận của Trung Quốc về việc nước này dường như có quyền sở hữu vùng nước lịch sử với các tài nguyên nước và đáy biển trong khu vực được gọi là "đường lưỡi bò" ở Biển Đông, trừ vùng nước thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Chủ đề thứ hai, yêu sách của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trên các đảo san hô ở Biển Đông là trái với UNCLOS. Và chủ đề thứ ba: hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện các yêu sách đó đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
Y nghia quan trong cua phan quyet PCA ve Bien Dong
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague sắp ra phán quyết rất quan trọng về Biển Đông. Ảnh Rappler.com 

Philippines phát tín hiệu mới quan trọng về Biển Đông

Trong cuộc họp nội các đầu tiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đặt vấn đề Biển Đông vào trọng điểm thảo luận.

Philippines phát tín hiệu mới quan trọng về Biển Đông
Trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò”, ông Duterte đã đặt vấn đề Biển Đông vào trọng điểm thảo luận.
Trưa 30/6, dưới sự chủ trì của Chánh án Tối cao, ông Rodrigo Duterte đã tuyên thệ nhậm chức, thay ông Benigno Aquino, bắt đầu nhiệm kỳ 6 năm làm Tổng thống thứ 16 của Philippines.

Tổng thống Erdogan xin lỗi Nga để "tự cứu lấy mình"?

(Kiến Thức) - Theo TBT Kemal Okuyan của tờ báo cánh tả Sol  ở Thổ Nhĩ Kỳ, xin lỗi Nga là lựa chọn duy nhất của Tổng thống Erdogan để "tự cứu lấy mình".

Tổng thống Erdogan xin lỗi Nga để "tự cứu lấy mình"?
Phát biểu với phóng viên Brian Becker của Loud & Clear, Tổng Biên tập (TBT) Okuyan, người bị xét xử ở Thổ Nhĩ Kỳ vì tội chỉ trích tổng thống , nói rằng chính sách của Tổng thống Erdogan đã dẫn đất nước đến bế tắc chính trị với Mỹ, Israel, EU và Nga. Ankara vốn có quan hệ căng thẳng với Iran, Hy Lạp và Armenia. Kết quả là Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành "quốc gia có vấn đề với tất cả các thế giới và cường quốc khu vực”.
Tong thong Erdogan xin loi Nga de
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan xin lỗi Nga để "tự cứu lấy mình". Ảnh Sputnik 

Tin mới