Trở lại sàn HoSE sau khi hệ thống thông suốt sẽ không có thủ tục phát sinh nào

(Vietnamdaily) - Khi hệ thống được thông suốt, các doanh nghiệp có thể quay về HoSE mà không có thủ tục phát sinh nào.

Thời gian qua, khi có tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE, nhiều doanh nghiệp đã chọn phương án chuyển sản sang HNX. Câu hỏi đặt ra là khi hệ thống HoSE sửa xong, các doanh nghiệp này muốn chuyển về lại HoSE thì UBCKNN có hỗ trợ gì không?

Tại tọa đàm “Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững” sáng 31/3, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, khi hệ thống được thông suốt, các doanh nghiệp có thể quay về HOSE mà không có thủ tục phát sinh nào.

Tro lai san HoSE sau khi he thong thong suot se khong co thu tuc phat sinh nao-Hinh-2
 

Bà Bình thông tin, từ khoảng cuối năm 2020 đến nay, đã có hiện tượng quá tải của HoSE do thanh khoản thị trường tăng đột biến. Ngay từ khi xuất hiện hiện tượng này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN phối hợp các chuyên gia công nghệ thông tin 2 sở và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tiến hành khảo sát ngay lập tức.

Để giải quyết triệt để, chỉ có đưa vào sử dụng hệ thống thông tin mới. Dù vậy, từ giờ đến khi chính thức đưa hệ thống mới vào vận hành sẽ tốn khoảng thời gian khá dài. Chúng ta cần các giải pháp hành chính khắc phục sự cố đó. Bộ Tài chính đã chỉ đạo đưa ra một số biện pháp: chuyển giao dịch (đã có 10 doanh nghiệp thể hiện nguyện vọng chuyển giao dịch), nâng lô từ 10 lên 100 cổ phiếu,... nhưng tất nhiên các giải pháp này chỉ là giải pháp tạm thời.

Như đã biết, Tập đoàn FPT đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tham gia giải quyết sự cố. Ngay sau khi có chỉ đạo, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo với FPT và thành lập ban chỉ đạo giải quyết sự cố.

Các phương án FPT trao đổi đồng nhất với giải pháp mà nhóm Công nghệ thông tin đề xuất. Một phương án tối ưu là đầu tư phần cứng tại HOSE và sử dụng phần mềm tại HNX và có sự hỗ trợ công nghệ thông tin từ FPT để điều chỉnh nội dung phần mềm sao cho phù hợp HOSE. Giải pháp này cần thời gian từ 3 - 4 tháng để hoàn tất. Cùng với đó, sẽ không có sự tác động đến hệ thống giao dịch hiện tại, tức rủi ro cho HOSE và HNX. Ngoài ra, nó cũng chỉ đòi hỏi tác động chỉnh sửa ở mức tối thiểu đến các đầu mối liên hệ với thị trường, đặc biệt là các CTCK. Do đó, các phương án được triển khai hết sức tích cực và đang bắt tay vào làm mô hình thử nghiệm. Các giải pháp này hy vọng sẽ phát huy hiệu quả.

Mặt khác, trong khi chờ từ 3 – 4 tháng để hoàn tất giải pháp, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính các giải pháp khác.

Bà Bình cũng nhấn mạnh về vấn đề doanh nghiệp chuyển giao dịch qua HNX. Đó là một khi hệ thống được thông suốt, các doanh nghiệp có thể quay về HOSE mà không có thủ tục phát sinh nào. Phần lớn doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng về mặt hình ảnh khi chuyển sàn giao dịch từ HOSE sang HNX. Bà Bình khẳng định nên hiểu đây là sự bẻ lái luồng giao dịch đang tắc nghẽn sang một kênh thông thoáng hơn. Hiện nay, quy định pháp lý của Luật Chứng khoán không còn phân biệt việc niêm yết giữa Sở HOSE và HNX.

'Cơn sốt' cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn: LPB, VIB và SHB có còn hấp dẫn?

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng về việc chuyển sàn, Chứng khoán SSI ước tính LPB có tiềm năng tăng giá 16,7%, VIB kém khả quan do cổ phiếu đã hết room ngoại và thị giá đã tương đối cao, còn SHB phù hợp thị trường.

Với điểm chung là tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HOSE, cả ba ngân hàng LPB, SHB và VIB đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng là 80%, 197% và 95%.

SSI ước tính LPB có tiềm năng tăng giá 16,7%, tiềm năng này thấp hơn ở VIB do cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài và thị giá đã ở mức tương đối cao. SSI xếp hạng kém khả quan đối với cổ phiếu VIB, còn SHB phù hợp thị trường.

HNX lấy ý kiến chuyển một số cổ phiếu từ HoSE sang HNX để giải quyết tình trạng nghẽn lệnh

(Vietnamdaily) - HNX đề xuất chuyển một số chứng khoán hiện đang giao dịch trên HoSE sang giao dịch tại một bảng mới trên hệ thống của HNX để giảm tải dấu hiệu quá tải trên HoSE.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) lấy ý kiến công ty chứng khoán thành viên về việc chỉnh sửa hệ thống phần mềm tại CTCK nhằm đáp ứng trường hợp chuyển một số chứng khoán hiện đang giao dịch trên HoSE sang giao dịch tại một bảng mới trên hệ thống của HNX.

Theo thông báo, việc chuyển đổi này vẫn giữ nguyên các quy định giao dịch như của HOSE (biên độ, kết cấu phiên, bước giá,…). Tại hệ thống của VSD, các chứng khoán này có thể được đổi định danh thành chứng khoán thuộc HNX hoặc giữ nguyên là thuộc HoSE.