Trò lố “ăn tiền” bệnh nhân của bệnh viện công

(Kiến Thức) - X- quang, máu, nước tiểu... là những loại xét nghiệm bị phát hiện là "ăn tiền" trên bệnh nhân ở các bệnh viện hiện nay.

Nếu "Phong bì" hay "quá tải" - từng bị coi là vấn nạn của ngành y, gần đây đã được dư luận phần nào cảm thông, thì nay lại "mọc" ra một vấn nạn mới, trắng trợn và thiếu lương tâm hơn nhiều: xét nghiệm khống.
“Ăn gian” 15 tỷ đồng tiền xét nghiệm huyết học
Vụ việc này chỉ được vỡ lở khi Thanh tra tỉnh Cà Mau có công văn yêu cầu giám đốc các bệnh viện (BV) công lập và các cơ sở y tế có hợp đồng khám và điều trị bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) báo cáo bằng văn bản về số lượng, đơn giá và tổng số tiền thực hiện xét nghiệm huyết đồ (từ 1/10/2010 đến 6/5/2013), thì phát hiện tổng số tiền các đơn vị này thu chênh lệch hơn 15 tỉ đồng.
Theo đó, năm 2010, ngành y tế và BHXH tỉnh Cà Mau đã có văn bản hướng dẫn (số 656/ HD-LN) nêu rõ là các cơ sở đã trang bị máy huyết học 18 thông số trở lên thực hiện xét nghiệm được thanh toán theo giá huyết đồ. Được ngành chủ quản “bật đèn xanh”, các BV trong tỉnh chuyển sang thu 60.000 đồng/lần xét nghiệm, thay vì 40.000 đồng như trước kia.
Phiếu thu tiền xét nghiệm được các bệnh viện thu 60.000 đồng - Ảnh: Gia Bách
Phiếu thu tiền xét nghiệm được các bệnh viện thu 60.000 đồng - Ảnh: Gia Bách 
Theo bác sĩ Châu Quốc Lượng, cán bộ BV đa khoa khu vực Cái Nước - người nhiều năm đấu tranh về việc thu bất hợp lý này, khẳng định: “Các máy xét nghiệm của BV đa khoa Cái Nước không làm được xét nghiệm huyết đồ. Chỉ khi nào thực hiện xét nghiệm phết máu ngoại biên cộng với tổng phân tích tế bào máu ngoại vi mới đúng là xét nghiệm huyết đồ. Các BV chỉ xét nghiệm huyết học (phân tích tế bào máu ngoại vi), mà thu tiền huyết đồ là ăn gian tiền của người bệnh”.
Khi trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết: “Đúng là xét nghiệm chưa đến huyết đồ, mà thu tiền huyết đồ”. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Các BV cũng không tính chuyện ăn gian đâu, nếu tính chuyện ăn gian, họ thêm công đoạn phết máu ngoại biên thì việc thu tiền sẽ không ai thắc mắc”.
Lý giải nghi vấn nếu không "chia nhau" thì khoản tiền tỉ kia đi đường nào, ông Việt cho rằng các BV thu tiền bằng liên đỏ, cũng nộp nào ngân sách và tái đầu tư lại. Cụ thể, "số tiền thu xét nghiệm, sau khi trừ thuốc máu, dịch truyền... các BV trích ra 35% để làm lương, số còn lại thì đưa vào kinh phí hoạt động của đơn vị” (theo Thanh Niên). 
Theo con số thống kê, số lượng, đơn giá và tổng số tiền thực hiện xét nghiệm huyết đồ (từ ngày 1.10.2010 - 6.5.2013) của một số BV tại Cà Mau như sau: BVĐK tỉnh Cà Mau có 73.731 lượt xét nghiệm, tổng chênh lệch mức thu: 1,4 tỉ đồng; BV Sản - Nhi có 157.639 lượt, chênh lệch: 3,2 tỉ đồng; BVĐK khu vực Đầm Dơi có 54.392 lượt, chênh lệch: 1,6 tỉ đồng; BVĐK khu vực Trần Văn Thời có 51.539 lượt, chênh lệch: 1,5 tỉ đồng; BVĐK khu vực Năm Căn có 43.074 lượt, chênh lệnh: 1,1 tỉ đồng; BVĐK khu vực Cái Nước có 131.316 lượt, chênh lệnh: 2,3 tỉ đồng...
Nhân bản kết quả xét nghiệm để “ăn tiền”
Đó là sự việc nổi đình nổi đám diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức Hà Nội, theo đó Khoa Huyết học bệnh viện này đã tiến hành nhân bản hàng ngàn phiếu kết quả xét nghiệm để ăn bớt tiền BHYT và tiền hóa chất trong quá trình xét nghiêm.
Con số nhân bản này được thống kê từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, với hơn 1.000 phiếu xét nghiệm huyết học được BV này “nhân bản” và trả cho hơn 2.000 bệnh nhân. Tuy có sự khác nhau về lứa tuổi, bệnh tật nhưng các bệnh nhân đều được cấp cùng 1 kết quả xét nghiệm máu. Thậm chí, nhiều bệnh nhân tố cáo, tại BV này, một phiếu xét nghiệm được dùng chung cho các bệnh lao phổi, viêm ruột, áp xe cạnh hậu môn...
Nhân bản xét nghiệm tại BV ĐK Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: TTO
 Nhân bản xét nghiệm tại BV ĐK Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: TTO
Đánh giá về mặt chuyên môn, ông Mai Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, nếu các kết quả này được sử dụng để điều trị cho người bệnh thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh vì làm sai lệch tình trạng sức khỏe, bệnh tật.
Còn theo kết luận của cơ quan điều tra, việc làm này nhằm thanh toán lấy tiền từ quỹ bảo hiểm y tế chuyển tới các khoa sử dụng chung và mục đích cá nhân, tổng số tiền khoảng trên 60 triệu đồng. Tuy số tiền chưa phải là lớn nhưng những dư âm và ảnh hưởng của nó đối với niềm tin của người dân vào y đức là không hề nhỏ.
Ngoài những vụ việc “ăn” bằng máu của bệnh nhân tại các bệnh viện kể trên, thì nhiều bệnh công vẫn còn tồn tại những hình thức ăn tiền khác mà phương thức và cách làm cũng tinh vi không kém.
"Ăn" phim X-quang
Bằng thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang, nhiều năm nay, một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng vạn bệnh nhân.
Theo thông tin trên báo Tiền phong, nhóm bác sĩ ở BV Chấn thương chỉnh hình đã phát hiện một số bác sĩ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã “ăn phim” từ năm 2007, kéo dài đến năm 2012.
Theo bác sĩ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng.
Thủ đoạn để ba người này “móc túi” người bệnh là khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm. Ngoài việc xén, kỹ thuật viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá 42.000 đồng/tấm thay cho phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm.
Theo một bác sĩ, việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một cách không thương tiếc.
Ngay sau vụ việc bị phanh phui, Sở Y tế TPHCM đã thành lập đoàn kiểm tra về vụ việc “ăn phim” và “nhóm lợi ích” tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.

Vụ nhân bản xét nghiệm: Có xét nghiệm mới được thuốc tốt?

(Kiến Thức) - Với bệnh nhân khi lấy máu xét nghiệm, bác sĩ ở BV Hoài Đức giải thích, phải xét nghiệm máu thì mới được "cho" nhiều thuốc tốt.

Trước sự việc “nhân bản” giấy xét nghiệm kết quả tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, phóng viên báo điện tử Kiến thức đã tìm gặp đến những nạn nhân trong vụ việc này, tất cả đều không tin vào mắt mình trước những chứng cứ rõ ràng.
Bé 3 tuổi trùng với người bị bệnh động kinh

Ngả mũ trước "tấm lòng bồ tát" của phu nhân Bill Gates

(Kiến Thức) - Là phu nhân của tỷ phú Bill Gates, bà Melinda Gates không quan tâm đến đồ trang sức, quần áo đắt tiền…, mà luôn hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng ở quy mô quốc tế.

Melinda Gates, nữ tỷ phú có nhiều đóng góp lớn cho y tế, sức khỏe và giáo dục toàn cầu.
Melinda Gates, nữ tỷ phú có nhiều đóng góp lớn cho y tế, sức khỏe và giáo dục toàn cầu.
Sau khi cưới tỷ phú Bill Gates, Melinda bắt đầu làm từ thiện một cách khá thầm lặng.
Vợ chồng tỷ phú này kết hôn năm 1994 và hai người đã có 3 mặt con: 2 gái, 1 trai. Trước khi hẹn hò với chồng mình, bà Melinda Gates đã có 9 năm làm việc tại Microsoft và từng giữ chức vụ Giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin của tập đoàn này. 

Tin mới