Trời nóng, người có bệnh này cần kiêng cua đồng vì rất độc

Cua đồng là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được xếp vào danh sách thực phẩm mang lại nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, quá trình chế biến và ăn cua sai cách lại rất gây hại cho cơ thể. Bởi hiện nay, cua tự nhiên rất dễ bị sống trong những ao hồ bị nhiễm bẩn, hoặc cua nuôi thì nghi ngờ bị nuôi bằng hóa chất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 loại độc tố Dioxin và PCBs thường được tìm thấy nhiều ở thịt cua được nuôi ở khu vực nước bị ô nhiễm. Người ăn phải độc tố này có biểu hiện như: phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, do nhiều người không có thời gian chế biến nên thường chọn cua xay sẵn. Người bán hàng vì lợi nhuận đã xay lẫn cả cua đã chết. Trong khi đó, những cua đã chết, nhất là chết lâu, axit amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa…
Troi nong, nguoi co benh nay can kieng cua dong vi rat doc
Ảnh minh họa 
Theo các chuyên gia, người có những dấu hiệu sau tốt nhất không nên ăn cua đồng:
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người bị tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua đồng.
Người bị hen
Theo Đông y, cua đồng vốn có tính hàn, vậy nên hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt với những người bị ho do hen hay cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, những người có cơ địa bị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, tuyệt đối không nên ăn cua.
Tuy nhiên qua đợt bệnh thì ăn trở lại, không nên kiêng khem tuyệt đối vì trong cua rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.
Chế biến cua đúng cách
- Môi trường sống của cua đồng có thể chứa các chất độc hại hay chất bẩn, vì vậy khi chế biến cần ngâm nước muối, rửa sạch nhiều lần để có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn.
- Khi tách riêng phần thịt cua cần ngâm vào nước muối để loại bỏ những kí sinh trùng ẩn sâu trong thịt cua. Khi làm cua nếu thấy những loại ký sinh trùng này bạn nên loại bỏ, không nên vì tiếc của mà giữ lại.
- Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần. Bên cạnh đó, màu sắc của cua đồng cũng khá khác cua nuôi, cua nuôi thường xanh, trắng đục, xám trong khi cua đồng thường có màu nâu.

Tránh ngộ độc cho bé khi ăn cua đồng

(Kiến Thức) - Cua đồng có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho bé, nhưng vẫn có nguy cơ ngộ độc. Làm thế nào để bé an toàn khi ăn cua đồng?

Tuyệt đối phải nấu chín kỹ cua đồng khi chế biến cho bé.
 Tuyệt đối phải nấu chín kỹ cua đồng khi chế biến cho bé. 

Có thể chết người khi ăn cua theo những cách này

(Kiến Thức) - Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất hữu hiệu. Tuy nhiên, ăn cua đồng sai cách có thể dẫn tới những tác hại khôn lường.

Co the chet nguoi khi an cua sai cach
 Ăn cua sai cách nhất khi chọn những con đã chết. Khi cua chết, trong cơ thể có xuất hiện nhiều thành phần hóa học mang tên histidine, khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Ảnh: bsdinhduong
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-2
 Uống nước cua sống. Nhiều người cho rằng, ăn nước cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Đây là một quan niệm vô cùng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi (lungfluke). Nếu ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới ho ra máu, co giật, bại liệt. Do vậy, cần phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn. Ảnh: webnauan
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-3
 Ăn canh cua đã chế biến lâu. Dù canh cua đã vào tủ lạnh thì việc ăn lại canh của bữa trước cũng gây hại tới sức khỏe. Nguyên nhân là do canh cua giàu chất đạm, lại có vị tanh nên rất dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn. Khi ăn phải canh cua để lâu, dù là chưa phát hiện ra mùi vị lạ cũng có nguy cơ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, ngộ độc... Chỉ ăn canh cua ngay sau khi chế biến. Ảnh: blogspot
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-4
Không bỏ bọng hoi. Bọng hoi ở bên dưới bụng cua chính là dạ dày của cua. Do là loài ăn xác động vật và các tạp chất có trong bùn nên dạ dày của cua chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh và cả tạp chất có độc. Khi sơ thế, chú ý loại bỏ bọng hoi, làm sạch cua để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho người ăn. Ảnh: dacsanbentre24h 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-5
 Ăn cua kèm quả hồng, nước trà. Sau khi ăn cua khoảng 1 giờ, không nên uống trà. Uống trà sau khi ăn cua có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài. Ảnh: suckhoegiadinh
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-6
Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…Ảnh: thucphamantoan 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-7
Ăn cua khi bị tiêu chảy. Do cua có tính hàn, lạnh nên ăn cua khi đang bị tiêu chảy sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng tránh ăn cua. Ảnh: phunutoday 
Co the chet nguoi khi an cua sai cach-Hinh-8
 Ăn cua khi bị cao huyết áp. Gạch cua có chứa nhiều cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn cua. Ảnh: phunuonline

Tin mới