Trộm mộ vua Càn Long, Tôn Điện Anh “bỏ quên” bảo vật trăm tỷ

Trộm mộ vua Càn Long, Tôn Điện Anh “bỏ quên” bảo vật trăm tỷ

Khi đột nhập vào lăng mộ của vua Càn Long, nhóm của Tôn Điện Anh đã vơ vét vô số bảo vật giá trị. Tuy nhiên, Tôn Điện Anh đã vứt lại "tấm vải liệm" cho rằng nó không đáng giá mà không biết nó có giá 460 tỷ đồng.

Xem toàn bộ ảnh
Năm 1928, Tôn Điện Anh - thủ lĩnh của nhóm thổ phỉ quân phiệt đã dẫn theo một nhóm người tới Thanh Đông Lăng để trộm mộ. Ngoài lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, nhóm mộ tặc này đã đột nhập vào bên trong nơi chôn cất của  vua Càn Long và bỏ lỡ một bảo vật cực giá trị.
Năm 1928, Tôn Điện Anh - thủ lĩnh của nhóm thổ phỉ quân phiệt đã dẫn theo một nhóm người tới Thanh Đông Lăng để trộm mộ. Ngoài lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, nhóm mộ tặc này đã đột nhập vào bên trong nơi chôn cất của vua Càn Long và bỏ lỡ một bảo vật cực giá trị.
Cụ thể, sau khi vào được bên trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu không khỏi kinh ngạc trước kho báu tùy táng cực giá trị.
Cụ thể, sau khi vào được bên trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu không khỏi kinh ngạc trước kho báu tùy táng cực giá trị.
Tôn Điện Anh và đồng bọn nhanh chóng vơ vét vàng bạc, châu báu, đồ cổ, thư pháp, các bảo kiếm quý cùng nhiều đồ mai táng trong mộ Càn Long.
Tôn Điện Anh và đồng bọn nhanh chóng vơ vét vàng bạc, châu báu, đồ cổ, thư pháp, các bảo kiếm quý cùng nhiều đồ mai táng trong mộ Càn Long.
Khi nhìn thấy "tấm vải liệm" trên thi hài vua Càn Long, Tôn Điện Anh đã gỡ tất cả châu báu gồm bàng bạc, đá quý, kim cương, ngọc san hô.... Sau đó, hắn vứt tấm vải xuống đất vì cho rằng nó không có giá trị.
Khi nhìn thấy "tấm vải liệm" trên thi hài vua Càn Long, Tôn Điện Anh đã gỡ tất cả châu báu gồm bàng bạc, đá quý, kim cương, ngọc san hô.... Sau đó, hắn vứt tấm vải xuống đất vì cho rằng nó không có giá trị.
Tôn Điện Anh không thể ngờ rằng đã bỏ lỡ một báu vật trăm tỷ. Bởi lẽ, "tấm vải liệm" trên có giá trị rất lớn. Nó thực chất là chăn Đà La Ni Kinh có tác dụng dẫn người quá cố đi về thế giới cực lạc.
Tôn Điện Anh không thể ngờ rằng đã bỏ lỡ một báu vật trăm tỷ. Bởi lẽ, "tấm vải liệm" trên có giá trị rất lớn. Nó thực chất là chăn Đà La Ni Kinh có tác dụng dẫn người quá cố đi về thế giới cực lạc.
Chăn Đà La Ni Kinh thường được dệt từ tơ lụa, hoa văn trang trí chính bên trên là tháp Lạt Ma. Cả mặt trước của tháp Lạt ma là Lâm Quang Môn kiểu một cửa. Bên trên có thêu các câu kinh trù chữ Phạn bằng vằng sáng lấp lánh...
Chăn Đà La Ni Kinh thường được dệt từ tơ lụa, hoa văn trang trí chính bên trên là tháp Lạt Ma. Cả mặt trước của tháp Lạt ma là Lâm Quang Môn kiểu một cửa. Bên trên có thêu các câu kinh trù chữ Phạn bằng vằng sáng lấp lánh...
Nhiều năm sau, "tấm vải liệm" của vua Càn Long xuất hiện trong một phiên đấu giá ở Trung Quốc năm 2005. Lúc ấy, bảo vật này được giấu trong một chiếc áo cà sa và có mức giá khởi điểm là 80.000 Nhân dân tệ. Kết thúc phiên đấu giá, một người đàn ông họ Tần đã bỏ ra 90.000 Nhân dân tệ để có hiện vật này.
Nhiều năm sau, "tấm vải liệm" của vua Càn Long xuất hiện trong một phiên đấu giá ở Trung Quốc năm 2005. Lúc ấy, bảo vật này được giấu trong một chiếc áo cà sa và có mức giá khởi điểm là 80.000 Nhân dân tệ. Kết thúc phiên đấu giá, một người đàn ông họ Tần đã bỏ ra 90.000 Nhân dân tệ để có hiện vật này.
Sau khi đem về nhà, ông Tần tỉ mỉ nghiên cứu, kiểm tra chiếc áo cà sa và phát hiện bên trong là một chiếc chăn Đà La Ni Kinh cực quý hiếm.
Sau khi đem về nhà, ông Tần tỉ mỉ nghiên cứu, kiểm tra chiếc áo cà sa và phát hiện bên trong là một chiếc chăn Đà La Ni Kinh cực quý hiếm.
Do là đồ tùy táng của của vua Càn Long nên món đồ này có giá trị rất lớn. Vào năm 2008, ông Tần thử mang nó tới một buổi đấu giá và được khách đề nghị trả 65,5 triệu Nhân dân tệ.
Do là đồ tùy táng của của vua Càn Long nên món đồ này có giá trị rất lớn. Vào năm 2008, ông Tần thử mang nó tới một buổi đấu giá và được khách đề nghị trả 65,5 triệu Nhân dân tệ.
Hai năm sau, chiếc chăn Đà La Ni Kinh được mang tới một buổi đấu giá và được bán với số tiền 130 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460 tỷ đồng).
Hai năm sau, chiếc chăn Đà La Ni Kinh được mang tới một buổi đấu giá và được bán với số tiền 130 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460 tỷ đồng).
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.

GALLERY MỚI NHẤT