Trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị phạt tù 7 năm

Chính phủ đã có nhiều giải pháp tăng mức xử phạt với các trường hợp nợ đóng, chậm đóng BHXH. Riêng trường hợp trốn đóng có thể bị phạt tù đến 7 năm 

Nợ đọng hơn 7.500 tỷ đồng BHXH
Theo Phó giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, tính đến ngày 31/12/2016, nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chiếm 3,2% kế hoạch thu, tương đương 7.580 tỷ đồng. Đây được xem là tỷ lệ nợ đọng thấp nhất trong những năm gần đây.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp nhận định, tình trạng DN cố tình không đóng BHXH, BHTN là nguyên nhân chính dẫn đến nợ đọng BHXH, nhưng bên cạnh đó còn có nguyên nhân quản lý lao động chưa chặt chẽ, việc khai báo tăng giảm lao động của các DN thực hiện không nghiêm túc, chế tài xử phạt còn nhẹ.
Tron dong bao hiem xa hoi co the bi phat tu 7 nam
Khách mời tọa đàm 
Theo Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, trong tổng số nợ đọng BHXH 7.580 tỷ đồng hiện nay, có khá nhiều nợ đọng nằm trong các DN đã phá sản, giải thể, thậm chí DN đã bỏ trốn không tìm được. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động cần phải khoanh nợ lại để xử lý chế độ cho người lao động. Thế nhưng thực tế đến nay chúng ta chưa làm được.
Để xử lý tình trạng DN nợ đọng, trốn đóng BHXH, ông Phạm Lương Sơn cho biết BHXH sẽ tăng cường công tác thanh tra xử lý, giảm nợ đọng BHXH kéo dài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đặc biệt, từ năm 2017 BHXH sẽ công khai công bố danh sách những DN nợ đọng BHXH, nhất là DN nợ đọng kéo dài lên các phương tiện thông tin đại chúng.
“Việc công khai này dù làm ảnh hưởng đến uy tín DN nhưng BHXH sẽ làm rất kiên quyết”, ông Sơn nói.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thông tin thêm, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tăng mức xử phạt với các trường hợp nợ, chậm đóng Bảo hiểm xã hội. Riêng đối với trường hợp trốn đóng có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Thu hút BHXH tự nguyện để giảm mất cân đối
Theo Thứ trưởng, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khoảng năm 2037 Việt Nam sẽ mất cân đối quỹ BHXH.
Lý do là vì quan hệ đóng - hưởng của VN quá cao, mức hưởng rất cao với tối đa 75% (tỷ lệ tăng phần trăm 15 năm đầu hưởng 45% và tăng 2% đối với nam, 3% đối với nữ - PV).
Ông Diệp nêu thực tế, một người về hưu ở tuổi 60 với tuổi thọ trung bình hiện nay là 73 tuổi, dựa vào tỷ lệ đóng hưởng như hiện nay, BHXH chỉ đủ trả lương hưu được 10 năm, số năm còn lại BHXH vẫn phải chi trả. Nếu BHXH không đảm bảo chi thì ngân sách nhà nước phải bù vào.
Do vậy, một trong những giải pháp được tính đến là nâng tuổi hưu. Tuy nhiên, ông Diệp nói rõ nếu tăng tuổi hưu thêm 2 năm thì quỹ BHXH sẽ vẫn mất cân đối, do vậy phải kết hợp thêm nhiều giải pháp khác như tăng cường công tác quản lý…
Tron dong bao hiem xa hoi co the bi phat tu 7 nam-Hinh-2
DN trốn đóng BHXH sẽ bị phạt rất nặng 
“Trong thời gian tới, BHXH sẽ nỗ lực phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, với mục tiêu mỗi năm cố gắng tăng thêm 1 triệu người tham gia đóng BHXH. Đặc biệt, BHXH sẽ kiến nghị với Chính phủ có cơ chế thu hút thêm đối tượng tham gia đóng BHXH tự nguyện”, ông Diệp nói.
Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, từ 1/1/2018 Việt Nam sẽ mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ 30% trong tổng số 22% đóng BHXH cho những hộ lao động là hộ nghèo và 20% cho các hộ cận nghèo, 10% cho các đối tượng khác. Đây là “cái gậy” để chúng ta đảm bảo bền vững chính sách BHXH.
Tuy nhiên, ông Lợi cũng cho biết thêm, hiện nay cả nước vẫn có khoảng 3 triệu người tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đóng và 8 triệu người làm công ăn lương nhưng không tham gia BHXH. Những đối tượng này cần có chính sách thu hút để tăng thêm cân đối cho quỹ BHXH.

Chống vỡ quỹ BHXH đâu quá khó khăn, phức tạp

(Kiến Thức) - Hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp...

Theo số liệu thống kê mới nhất do cơ quan chức năng đưa ra, cả nước ta nợ đọng bảo hiểm xã hội lên đến hơn 11.000 tỷ đồng. Việc này gây ra nhiều hệ lụy lớn cho xã hội không chỉ là giảm nguồn thu, gây vỡ quỹ BHXH mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động. 
Cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này, tuy nhiên hiệu quả mang lại không như mong muốn, thậm chí tình hình ngày càng xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các ngành chức năng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hiện nay việc theo dõi, đôn đốc, khởi kiện để thu hồi nợ chỉ một mình cơ quan BHXH đơn độc thực hiện. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo tôi, nhằm hạn chế nợ đọng BHXH rất cần sự chung tay, giúp sức, đề cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan. Cụ thể như, với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan kế hoạch và đầu tư có thể rút giấy phép kinh doanh hoặc không gia hạn giấy phép đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH - đây được coi là biện pháp khả thi, ít tốn kém nhất trong giai đoạn hiện nay. 

Lương tối thiểu năm 2017 sẽ tăng không dưới 10%

Còn không đầy nửa tháng nữa, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ phải chốt tăng lương tối thiểu năm 2017.

Lương tối thiểu vùng vừa phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của lao động, vừa duy trì được sự sống còn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài toán khó giải về lương tối thiểu năm 2017 khi có sự tranh luận gay gắt - nên tăng hay giảm? Dự báo không dưới 10%
Luong toi thieu nam 2017 se tang khong duoi 10%
Người lao động không có hợp đồng vẫn chưa được hưởng lợi từ tăng lương tối thiểu vùng
So với việc chốt phương án tăng lương tối thiểu năm 2016 (vào tháng 9/2015), năm nay việc thương lượng giữa hai bên VCCI và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trở nên kín tiếng hơn. Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 đạt 12,4% đã khiến không ít doanh nghiệp phải chịu cú sốc. Cùng lúc, họ vừa phải tăng lương tối thiểu vùng, lại vừa phải tăng đóng BHXH, tiền công đoàn phí... Ông Phạm Minh Huân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, tổ kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đang yêu cầu các bên thương lượng để gửi phương án cuối cùng. Sau khi nhận phương án từ các bên, tổ kỹ thuật sẽ đưa ra phương án dự bị. Tuy nhiên, ngay từ lúc này một số chuyên gia cũng đưa ra những dự báo về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017. Theo đó, phần đông ý kiến các chuyên gia độc lập đều cho rằng: Mức tăng lương tối thiểu năm 2017 khả năng sẽ không cao bằng năm 2016 (năm 12,4%), nhưng chắc chắn sẽ không dưới 10-11%. Theo tính toán trước đó (năm 2015) của Hội đồng tiền lương quốc gia, lương tối thiểu còn cách khoảng 15-20% so với mức sống tối thiểu. Do vậy, nếu muốn đạt được lộ trình tới năm 2018, mức lương tối thiểu vùng đáp ứng được mức sống tối thiểu cho công nhân lao động (LĐ), bắt buộc phải duy trì mức tăng lương không dưới 10%. Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đưa ra dự báo và cho rằng mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 chắc chắn sẽ không cao. “Trong tháng 3 Ủy ban cùng một số đơn vị đã có giám sát về tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi ở các doanh nghiệp, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều chấp hành và thực hiện theo. Tuy vậy, cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, kêu khó khăn. Nghe thấy tăng lương tối thiểu vùng là doanh nghiệp rất lo sợ” – ông Lợi nói. Theo ông Lợi, để tìm ra căn cứ chung, có lẽ các bên nên quay trở lại tiêu chí tiền lương. Tiền lương là chi phí để chủ doanh nghiệp trả cho người LĐ căn cứ vào số lượng và chất lượng công việc đảm nhiệm. Tiền lương tăng phải căn cứ vào tốc độ tăng năng suất LĐ, do đó bao giờ tốc độ tăng tiền lương cũng chậm hơn tăng năng suất LĐ. Đồng tình với ý kiến này, ông Trương Văn Cẩm Lý – Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, tăng lương tối thiểu phải gắn với điều tiết thị trường LĐ. “Chúng ta đang tập trung thái quá vào việc tăng lương cho LĐ thu nhập thấp, ít chú ý đến chức năng điều tiết thị trường LĐ của lương tối thiểu” – ông Cẩm nhấn mạnh. Chính vì vậy, đại diện cho Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ngành sử dụng nhiều LĐ nhất - kiến nghị nên dãn lộ trình tăng lương tối thiểu để doanh nghiệp ổn định, tái sản xuất. Có thể áp dụng lộ trình 2-3 năm 1 lần. Cách đây 1 tháng Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã gửi văn bản tới VCCI, Bộ LĐTBXH kiến nghị, nên tạm dừng việc tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2017. Lao động vẫn yếu thế Một diễn biến khác ít được chú ý, nhưng các chuyên gia độc lập lại luôn đặt câu hỏi: Lương tăng thì sẽ có bao nhiêu LĐ được hưởng lợi? Hiện nay cả nước có hơn 54 triệu LĐ, tuy nhiên chỉ có 41% LĐ làm công hưởng lương, số còn lại không có quan hệ LĐ. Như vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có bộ phận LĐ có quan hệ lao động được hưởng lợi. Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng điều này là không tránh khỏi. “Mặc dù chúng ta mong muốn điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để cải thiện lương cho nhóm LĐ làm trong doanh nghiệp nhỏ, LĐ hộ gia đình, hợp tác xã (chưa có ký kết hợp đồng LĐ)… nhưng tới thời điểm này chúng ta không làm được vì chẳng có ai kiểm tra, giám sát. Chỉ có những doanh nghiệp có quan hệ LĐ người ta mới xử lý được vấn đề đó. Thời gian tới chúng ta cũng phải điều chỉnh để cân bằng quyền lợi của nhóm LĐ này” – ông Lợi nhấn mạnh. Trong khi đó, phân tích về lợi ích của LĐ khi tăng lương, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, việc tăng lương tối thiểu là để bảo vệ người LĐ có thu nhập thấp và họ phải thực sự được hưởng lợi từ việc tăng lương. Tuy nhiên, lương tối thiểu lại gắn với tăng các khoản đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… của doanh nghiệp và người LĐ. Ông Trương Văn Cẩm khẳng định: “Như vậy, LĐ lương thấp cũng sẽ không được tăng là bao”.

Tin mới