Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử lý?

Nếu trốn khám tuyển, không đi nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như nào, xin luật sư tư vấn giúp.

Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử lý?
Luật sư Giang Hồng Thanh, Trưởng văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc giả Mạnh Đức (TP.HCM) như sau:
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trừ người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tron nghia vu quan su co bi xu ly?
Mẹ tân binh Trần Viết Lộc lên tận xe để dặn dò con trai lên đường nhập ngũ năm 2016. Ảnh: Tiến Tuấn.
Do đó, việc không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đã có lệnh gọi; không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng… được coi là hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 10, Luật nghĩa vụ quân sự.
Tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Nghị định số 120/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 2,5 triệu đồng, buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo Điều 259, Bộ luật hình sự.
Cụ thể, người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh vừa ra đầu thú sau 1 năm bỏ trốn và bị truy nã. Hành động này có giúp nguyên chủ tịch HĐQT PVC hưởng tình tiết giảm nhẹ?

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?
Sau một năm bỏ trốn và bị truy nã, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) – Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ra đầu thú. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ có liên quan của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Điều tra vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh

Ông Nguyễn Duy Thăng - thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết Bộ Công an đang điều tra vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh tại Bộ Nội vụ.

Điều tra vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh.

Việc mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh là một trong các nội dung được báo chí chất vấn trong cuộc họp báo thường kỳ quý 4/2017 của Bộ Nội vụ ngày 12/12.

Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đề nghị hoãn phiên tòa

(Kiến Thức) - Luật sư Nguyễn Văn Quynh có ý kiến cho rằng nên hoãn phiên xét xử Trịnh Xuân Thanh để có thời gian nghiên cứu vụ án toàn diện.

Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đề nghị hoãn phiên tòa

Theo Zing, Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên) vừa được VKSND Tối cao cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC. Ông Quynh là luật sư thứ 4 tham gia bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa dự kiến tổ chức vào tháng 1/2018.

Ngoài ông Quynh, còn 3 luật sư khác tham gia bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh gồm: Luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận hôm 8/12) và hai luật sư thuộc Văn phòng luật Nguyễn Chiến, đoàn Luật sư TP Hà Nội hôm 9/8.

Tin mới