Trồng cây "khác người", anh nông dân thu về trăm triệu đồng

Sau 5 năm trồng và chăm sóc loại cam có màu lạ, anh Nguyễn Duy Tưởng (Bắc Giang) cũng thu hoạch được vụ đầu tiên, dự tính nhận về hàng trăm triệu đồng khi bán hết quả.

Vốn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nổi tiếng trồng vải (Lục Ngạn, Bắc Giang), anh Nguyễn Duy Tưởng lại đi theo hướng phát triển khác, trồng các loại cam để bán ra thị trường. Trước đây, anh đã đầu tư số tiền khá lớn để trồng cam đường và cam vinh. Cách đây 5 năm, anh biết đến loại cam ruột đỏ, hương vị ngon, ngọt nên đầu tư trồng thử.
Cam ruột đỏ hay còn gọi là cam Cara, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Anh Tưởng cho biết loại cam này trồng khó, phát triển chậm nên anh chỉ đầu tư vào chăm sóc trong vòng 5 năm qua.
Trong cay
 Sau 5 năm chăm sóc, những cây cam ruột đỏ nhà anh Tưởng đã cho ra trái, mỗi cây thu hoạch được khoảng 10-15kg quả.
“Giống cam này rất khó trồng, nhiều bệnh hơn các loại cam khác. Cây phát triển rất chậm, 5 năm mới bắt đầu cho ra quả. Vì thế, số tiền bỏ ra đầu tư trồng loại cam này vẫn chưa thu hồi được nhưng trong tương lai sẽ thu hồi vốn rất nhanh”, anh cho hay.
Với 500 gốc cam ruột đỏ tại vườn của anh, mỗi cây cho ra khoảng 10-15kg quả. Anh dự tính thu hoạch được gần 1 tấn quả trong vụ năm nay. Với giá bán buôn tại vườn là 35.000 đồng/kg, bán lẻ từ 45.000 – 50.000 đồng/kg, anh có thể thu về khoảng hơn 300 triệu đồng trong lần thu hoạch này.
Trong cay
 Cam ruột đỏ mọng nước và có hương vị đặc trưng.
Anh cho biết cam này nhìn bên ngoài không khác gì các loại cam khác, kích thước cũng không quá to, 1 kg được khoảng 3-5 quả. Nhưng khi bổ ra, cam có mùi thơm đặc trưng, tép mọng nước và có màu đỏ rất bắt mắt. Cam này đặc biệt không có hạt, khi chín ăn sẽ ngọt đậm.
Theo anh, cam không chín ồ ạt để thu hoạch một lúc mà kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. “Trên thị trường, loại cam này vẫn thuộc hàng hiếm, ít người trồng vì giống còn khá mới lạ và cây cũng khó chăm sóc. Tuy nhiên, giá bán cũng không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng”, anh nói.
Trong cay
Loại cam này chưa xuất hiện nhiều trên thị trường nhưng giá bán lại rất bình dân. 
Qua khảo sát một số cửa hàng bán hoa quả ở Hà Nội, cam ruột đỏ chưa xuất hiện nhiều trên các sạp bày bán. Còn ở các chợ, loại cam này chưa thấy xuất hiện. Cũng có một số cửa hàng nhập loại quả này về bán với mức giá 50.000 đồng/kg, nhưng hàng về không đủ bán.
“Tôi nhập cam về bán được 2 năm rồi, loại cam ruột đỏ này rất được lòng khách. Tuy nhiên, số lượng cam nhập về còn ít quá, không đủ đáp ứng nhu cầu. Mỗi năm chỉ nhập được về khoảng 50kg mà thôi”, chị Bích Ngọc – chủ cửa hàng hoa quả ở Long Biên cho hay.
Chị cho biết, loại cam này được khách phản hồi rất tốt. Ai cũng khen cam ngon, ngọt và có mùi vị đặc trưng mà không giống cam nào có được. Vì thế, mỗi lần nhập cam về là hết ngay trong nửa ngày, khách nào cũng lấy 2-5kg.

Có vườn cam vạn người mê hóa ra là nhờ...thuốc lào

Vườn cam nhà bà Ngô Thị Na, xóm Dệ 2, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được liệt vào vườn cam đẹp nhất đất Mường. 

Trong vườn cam bà Na, những cây cam cao 4-5m, cành lá xum xuê cho thu từ 2-3 tạ quả . Bí quyết có vườn cam sai quả của bà Na là dùng thuốc sinh học chế biến từ...thuốc lào.

Một cây cam Vinh “vỡ kế hoạch” có 1.000 quả, trả 20 triệu

Đây là cây cam trong vườn cam Vinh rộng 5 ha của gia đình anh Dương Đình Tấn - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tổng hợp Tấn Thanh tại xóm Minh Chùa, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). 

Mot cay cam Vinh “vo ke hoach” co 1.000 qua, tra 20 trieu
 Theo chân anh Dương Đình Tấn trú tại xóm Dinh, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vào vườn cam của gia đình ở xóm Minh Chùa, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp.

Tin mới