Trông con ốm mệt bở hơi tai, nàng dâu bật khóc khi nhìn mâm cơm mẹ chồng để phần

Đây là bát thịt mình được phần khi con ốm, mình trông con rồi ra ăn sau cùng. Nhìn là đủ thấy tình cảm mẹ chồng dành cho con dâu như thế nào.

Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định. Đây đã trở thành chủ đề bàn tán muôn thưở của hội chị em. Sự khác biệt giữa hai thế hệ, quan điểm sống và sự thiếu quan tâm, thấu hiểu có thể dẫn đến sự rạn nứt nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Mới đây, một bà mẹ bỉm sữa có tên Minh Châu lên mạng kể khổ về cuộc sống hôn nhân và cảnh sống chung với mẹ chồng của mình. Chuyện xuất phát từ lúc cô bận chăm con không kịp ra ăn cơm với cả nhà và được mẹ chồng phần cho một đĩa thức ăn chỉ nhìn cũng thấy tủi thân.
Ảnh minh hoạ.
"Đây là bát thịt mình được phần khi con ốm, mình trông con rồi ra ăn sau cùng. Nhìn là đủ thấy tình cảm mẹ chồng dành cho con dâu như thế nào.
Miếng thịt xắn mất phần nạc, để lại mỡ. Mình là người thái và kho nồi thịt nên mình biết rất rõ, những miếng thịt này ban đầu có đủ cả phần nạc, mỡ, da, nhưng giờ chỉ còn mỗi mỡ.

Kiểu ăn này là kiểu của cô em chồng mình, xắn hết thịt nạc ra, nhưng mà ông bà cũng kệ, miễn con gái thấy ngon là được. Mâm cơm thì còn mỗi bát thịt với chén nước chấm. Chán lắm luôn".

Từ mâm cơm ăn dở, những câu chuyện phức tạp khi ở nhà chồng được nàng dâu này "một lần kể hết".

Cô tiếp tục: "Chồng không tốt đã chán, lại được thêm bố mẹ chồng cổ hủ, gia trưởng, bênh con đẻ thì nó chán gấp 10 lần.

Đơn giản như chuyện hiện tại, mình với con gái ốm, chồng ở nhà chăm thì khó chịu không muốn chăm, nhưng hễ con khóc là bố chồng chửi mình. Bà thì cằn nhằn. Nên chồng bảo cho hai mẹ con mình về bà ngoại, để mình được nghỉ, có người trông con hộ.
Thế là hai mẹ con về bà ngoại, có xin bà nội hẳn hoi: "Con cho cháu về ngoại khám bác sĩ dưới đấy (chỗ ngoại có bác sĩ giỏi), xong mẹ con con ở bà ngoại mấy hôm, vì anh H. đi làm ở nhà chẳng có ai…".
Bà đã đồng ý rồi, vậy mà mình về ngoại được hai ngày thì bà gọi, chẳng hỏi con dâu được câu xem đỡ chưa, đã bảo: "Chiều mai hai mẹ con đưa nhau về để nấu cơm cúng 10/10 cho em L. về ăn cơm" ( L. là em chồng mình).
Ngay cả ngày Tết, trước Tết đừng nói chuyện đi đâu, chỉ được đúng mùng 1 chúc Tết bên chồng, mùng 2 về bà ngoại, từ mùng 3 là bắt ở nhà trông nhà.
Mình thì ở nhà bán hàng, nhiều khi muốn ra ngoài tìm việc nhưng con nhỏ cứ ốm liên tục, chỉ có hai mẹ con lo cho nhau, chẳng nói chuyện nhờ ông bà nội trông được nên chịu".
Không chỉ chịu đựng sự khó tính của bố mẹ chồng, Minh Châu còn phải phục vụ cả "giặc bên Ngô". Cô em chồng lười biếng chẳng bao giờ làm việc nhà. Mọi việc lớn bé từ cơm nước đến quét dọn... một tay nàng dâu này phải quán xuyến hết.
Hơn 3 năm kết hôn, nàng dâu ngậm ngùi đưa ra kết luận lấy chồng là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời vì "cứ tưởng lấy chồng là lấy mỗi chồng, ai ngờ sự thật là lấy cả bố mẹ chồng, anh chị em chồng, cô dì chú bác nội ngoại, hàng xóm láng giềng bên chồng…".

Mẹ chồng cũ mang 500 triệu xin nuôi cháu, nhưng hổ thẹn ra về

Biết tôi tái hôn, mẹ chồng cũ mang 500 triệu đến xin được nuôi cháu, song thằng bé nói một câu khiến bà hổ thẹn bỏ lại 100 triệu rồi ra về.

Tôi ly hôn cách đây 4 năm, khi ấy con trai mới được một tuổi rưỡi nên mặc định quyền nuôi con thuộc về tôi. Hồi đó tôi ly hôn vì chồng ngoại tình. Cô bồ của anh ta đã mang thai, lại có điều kiện kinh tế hơn tôi. So sánh ra, chồng và nhà chồng quyết định chọn cô ta.

Mẹ chồng thúc con dâu năn nỉ bố mẹ đẻ biếu tiền Tết thông gia

Năm nào mẹ chồng tôi cũng thúc ép tôi giục bố mẹ đẻ phải đi Tết quà và tiền cho thông gia, nhưng mẹ chồng tôi lại chưa một lần "lại quà" cho bố mẹ tôi.

Tôi chuẩn bị đón cái Tết thứ 6 ở nhà chồng, từ khi cưới xong tôi vẫn chưa một lần đón Tết tại nhà bố mẹ đẻ. Những ngày Tết, mẹ chồng tôi không cho tôi về nhà ngoại đã đành, bà còn liên tục thúc ép tôi gọi điện "tư vấn" cho bố mẹ đẻ nhớ phải đến quà cáp Tết cho nhà thông gia.

Tin mới