Trồng mít ruột đỏ, một nông dân Quảng Bình trúng lớn

Nhờ đầu tư bài bản, chăm sóc tốt, đến nay, vườn cây mít ruột đỏ của gia đình ông Diệm, thị trấn Nông trường Việt Trung, (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho lứa quả bói đầu tiên.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, trong đó ưu tiên chuyển đổi đất vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Từ năm 2020 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã giao các đơn vị trực thuộc hỗ trợ mô hình trồng mít ruột đỏ cho bà con nông dân ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Bình và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ một phần cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu để trồng mít ruột đỏ với diện tích 15ha cho các hộ dân ở các huyện: Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Trong mit ruot do, mot nong dan Quang Binh trung lon

Ông Nguyễn Văn Diệm, nông dân trồng mít ruột đỏ ở tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)chăm sóc cây mít ruột đỏ. Giá mít ruột đỏ đang duy trì ở mức có lời cho nông dân.

Là một trong những hộ dân được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hỗ trợ trồng mít ruột đỏ, ông Nguyễn Văn Diệm (tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ, năm 2021, gia đình ông đã chuyển đổi 3ha trồng cây cao su kém hiệu quả sang trồng 1.200 cây mít ruột đỏ.

Nhờ đầu tư bài bản, chăm sóc tốt, đến nay, vườn cây mít ruột đỏ của gia đình ông Diệm đã cho lứa quả bói đầu tiên.

Dự kiến năm nay, gia đình Diệm thu hoạch khoảng 2.000 quả mít ruột đỏ, trung bình mỗi quả nặng khoảng 10-15kg với giá thành 35.000 đồng/kg như hiện nay, ông Diệm có thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Được biết, để từng bước tạo thương hiệu mít ruột đỏ Quảng Bình và xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương, nâng cao giá trị cho sản phẩm, năm 2023, Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình sẽ hướng dẫn, hỗ trợ gia đình ông Diệm chăm sóc thâm canh mít ruột đỏ theo hướng hữu cơ; đồng thời, dán tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR trên sản phẩm.

Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình-Trần Thanh Hải cho biết, giống mít ruột đỏ dễ trồng, kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng tốt, giá bán cao được thị trường ưa chuộng.

Vì thế, giống mít ruột đỏ giúp nông dân cải thiện thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện việc phát triển hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Nông sản sang Trung Quốc, giá nhiều loại trái cây tăng dựng đứng

Không chỉ sầu riêng mà chuối, mít, dưa hấu, thanh long,... cũng ùn ùn xuất sang Trung Quốc. Nhờ đó, giá các loại trái cây này tăng cao, có loại tăng dựng đứng.

Xe nông sản nối đuôi nhau sang Trung Quốc

Từ 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa trở lại, gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc thuận lợi hơn.

Theo Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai, trong tháng 1/2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai đạt gần 82 triệu USD (xuất khẩu 48,3 triệu, nhập khẩu 33,3 triệu USD).

Nong san sang Trung Quoc, gia nhieu loai trai cay tang dung dung
Xuất khẩu sang Trung Quốc thuận lợi, giá nhiều loại trái cây tăng mạnh (Ảnh: Phạm Hải)

Tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành - Lào Cai, tháng 1 có 6.713 xe nông sản được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này, giá trị đạt gần 59 triệu USD. Nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, gần 33 triệu USD.

“Hàng xuất khẩu chủ yếu nông sản tươi từ phía Nam ra như: thanh long, chuối, dưa hấu, chôm chôm, mít,... Đặc biệt, trong tháng 1, gần 600 xe thanh long được đưa lên Lào Cai để xuất khẩu qua nước bạn”, Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai thông tin.

Cũng trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100 triệu USD. Hiện nay, hàng hóa tại các cửa khẩu đều được xuất khẩu trong ngày, không còn tình trạng ùn tắc xe hàng tham gia xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo đại diện Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), tại 5 cửa khẩu của địa phương, trung bình có 1.000-1.200 xe hàng xuất nhập khẩu một ngày, trong đó 75% xe hàng xuất khẩu là hoa quả, nông sản...

Chia sẻ với PV. VietNamNet, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới trở lại tạo đà cho xuất khẩu phục hồi. Cùng với đó, lợi thế từ các nghị định thư Việt Nam đã ký với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch giúp xuất khẩu sầu riêng, khoai lang, chanh leo ngày càng thuận lợi.

“Nhờ đó, giá nhiều loại trái cây tăng đáng kể ngay từ đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông nói.

Trái cây đồng loạt tăng giá mạnh

Cụ thể, tại các vựa cây ăn quả lớn ở nước ta, trái ngược với mức giá “rẻ như cho” cách đây một năm, tháng 1/2023, giá trái cây biến động tăng mạnh.

Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang xoài tăng 10.000 đồng/kg lên mức giá 80.000 đồng/kg đối với xoài cát Hòa Lộc và 40.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu; dưa hấu tăng 1.000 đồng/kg, lên 10.000 đồng/kg; thanh long tăng 3.000 đồng/kg, lên 28.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ và 24.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng,...

Nong san sang Trung Quoc, gia nhieu loai trai cay tang dung dung-Hinh-2
Dưa hấu cũng là loại trái cây đang tăng giá (Ảnh: Phạm Hải)

Những ngày này tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá thanh long ruột đỏ vọt lên mức 30.000-33.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 25.000 đồng/kg, gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Trần Đình Trung - Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) - thông tin, giá thanh long ruột đỏ thu mua tại vườn tăng lên gần 40.000 đồng/kg.

Ở ĐBSCL, giá mít Thái cũng tăng mạnh do Trung Quốc “ăn hàng”. Theo đó, tại vựa trái cây Tiền Giang, mít loại 1 giá 36.000 đồng/kg, loại 2 giá 26.000 đồng/kg, mít kem có giá dao động từ 15.000-29.000 đồng/kg tuỳ loại. Mức giá này, nông dân trồng mít ở các tỉnh ĐBSCL hái trái bán tại vườn có thể lãi từ 4.000-26.000 đồng/kg tuỳ loại.

Ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã Sầu riêng Ngũ Hiệp, cũng cho biết, sầu riêng ở khu vực Tiền Giang phải đến Rằm tháng 2 Âm lịch mới vào vụ thu hoạch rộ, hiện vẫn là nghịch vụ nên khan hàng, giá neo ở mức cao kỷ lục lịch sử.

Các đây 3 ngày, sầu riêng Ri6 được thu mua tại vườn giá từ 140.000-150.000 đồng/kg, sầu monthong giá 170.000-180.000 đồng/kg tuỳ loại. Sau đó giá sầu hạ nhiệt dần. Hôm nay (9/2), giá sầu riêng đã giảm 10.000-15.000 đồng/kg.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, Trung Quốc là một thị trường lớn, nhập khẩu 15 tỷ USD rau quả mỗi năm. Năm 2022, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc 1,53 tỷ USD, chiếm thị phần nhỏ.

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả bùng nổ trong năm 2023. Ông dự báo xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc có thể đạt kim ngạch ít nhất 2,5 tỷ USD, thậm chí có thể chạm mốc 3 tỷ USD trong năm nay. 

Những trái cây mùa hè gây nóng gan, khi ăn cần lưu ý

Mùa hè là khoảng thời gian có nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, phần lớn các loại trái cây này đều mang tính nóng, hàm lượng đường cao nên khi ăn quá nhiều sẽ gây nóng gan, phát sinh mụn nhọn, mẩn ngứa.

Nhãn

Tuy có hương vị thơm ngon, ngọt thanh và là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người nhưng nhãn cũng là loại quả rất dễ khiến mụn hình thành và phát triển rất nhanh trên gương mặt. Thế nên, hãy ăn nhãn với một lượng vừa phải hay biết cách biến nó thành những món ăn vừa thơm ngon bổ dưỡng vừa ngọt mát mà không lo sợ nóng như chè nhãn…

Tin mới