Trồng rừng và sử dụng thông minh đa dạng sinh học có ý nghĩa thế nào trong Kinh tế xanh?

Trồng rừng, bảo vệ chất lượng các loại rừng và sử dụng thông minh đa dạng sinh học là góp phần phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển bền vững nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Trồng rừng và sử dụng thông minh đa dạng sinh học có ý nghĩa thế nào trong Kinh tế xanh?
Kinh tế xanh là xu thế của thế giới và Việt Nam trong việc ứng phó trước biến đổi khí hậu toàn cầu. Kiến Thức xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của GS.TS Đặng Huy Huỳnh  và Phạm Thị Thủy về vấn đề này.
 Diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, các hệ sinh thái (HST) bị phá hủy đa dạng sinh học (ĐDSH), suy giảm nghèo kiệt cùng với nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng là mối đe dọa lớn đói với cuộc sống, phát triển của nhân loại nói chung cũng như với 54 cộng đồng dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương xây dựng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ướng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm thực hiện đường lối và chủ trương đúng đắn đó thì việc tổ chức phục hồi phát triển trồng rừng và bảo tồn HST tự nhiên như là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế xanh tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tầm quan trọng của rừng và các hệ sinh thái đa dạng sinh học là vậy nhưng hiện nay nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang cạn kiệt. Các HST tự nhiên rừng trên đất liền, đất ngập nước, vùng biển đảo bị suy giảm nghèo kiệt dần trong khi dân số cứ tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng đe dọa đến sự sống còn của nhân dân. Do vậy nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam phải lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, nền kinh tế thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong rung va su dung thong minh da dang sinh hoc co y nghia the nao trong Kinh te xanh?
 Phát triển  kinh tế thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để ưu tiên bảo tồn, phát huy chức năng và giá trị của các loại rừng tự nhiên, rừng trồng, các HST ĐDSH phục vụ cho tăng trưởng xanh thích ứng với BĐKH trong phát triển bền vững.
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lợi thế về rừng, về da dạng các HST, phong phú các thành phần thực vật tự nhiên và nuôi trồng, là tiềm năng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế xanh. Theo các nhà khoa học cho đến nay đã phân loại thống kê được 16.428 loài thực vật, trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc có mạch [1], trong đó có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, đặc biệt với gần 4.000 loài cây có giá trị dược liệu. Bên cạnh các loài thực vật hoang dã Việt Nam là một trong những trung tâm có nhiều giốngcây trồng nhất thế giới với khoảng hơn 1000 loài cây trồng [2]. Là cơ sở cho phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam.
Về động vật hoang dã: Đã thống kê được 25.425 loài. Trong đó có 12.000 loài côn trùng, 1.100 loài cá nước ngọt, 2.038 loài cá biển, 230 loài lưỡng cư, 478 loài bò sát, 887 loài chim, 322 loài thú, 15 loài thú biển và 11.000 loài sinh vật biển và hàng chục ngàn loài động vật không xương sóng phân bổ trong các HST rừng trên đất liền, rừng ngập mặn, đất ngập nước và vùng biển. Trong những năm gần đây mỗi năm có rất nhiều loài thực vật, động vật, côn trùng, động vật đất, các loài thủy sinh... được phát hiện thêm chưa được thống kê. Rõ ràng tài nguyên rừng tự nhiên cũng như rừng trồng là vật chất quan trọng, là tiềm năng rất lớn trong quy hoạch phát triển nền kinh tế xanh,tăng trưởng xanh, chẳng hạn trên nền tẳng của nguồn vốn tự nhiên và rừng trồng trong những năm qua Bộ NN&PTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban dân tộc miền núi.v.v... đã quy hoạch phát triển hệ thống trang trại với khoảng 113.730 trang trại, trong đó: 17.721 trang trại chăn nuôi, 55.529 trang trại cây tròng; 2.661 trang trại cây lâm nghiệp; 34.2020 trang trại nuôi trồng thủy sản; 4.630 trang trại kinh doanh tổng hợp [3]. Tất cả các trang trại đều phân bố đều ở mỗi miền của đất nước, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có nhiều trang trại quy mô lớn. Cùng với trang trại nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật Việt Nam đang có hệ thống các khu rừng đặc dụng 164 khu bao gồm 32 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu khoa học cùng với 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa và 16 khu bảo tồn biển và 8 khu ramsar, 6 vườn di sản Asean, 9 khu dự trữ sinh quyển, 2 khu di sản thiên nhiên thế giới [4] và nhiều khu rừng trồng trong các hộ gia đình, dòng tộc, đình chùa, trường học, công viên... Đặc biệt Việt Nam là quốc gia đang hiện hữu nhiều cây cổ thụ, là nguồn gen quý, trong 9 năm qua (2010-2018) Vacne đã khởi động phong trào vinh danh Cây Di sản Việt Nam bằng sức mạnh của cộng đồng, với gần 3000 cây DSVN ở 54 tỉnh thành trong cả nước, đây là nguồn gen thực vật quý đã từng thích ứng với bao nhiêu phong ba bão táp, là nguồn tài nguyên xanh che chở cho cộng đồng, cho sinh kế của cộng đồng [5].
Chính đây là đầu vào của nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh trong phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH bởi giá trị to lớn của các dịch vụ rừng và HST ĐDSH.
2. Vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng tự nhiên, rừng trồng trong bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.
Trong rung va su dung thong minh da dang sinh hoc co y nghia the nao trong Kinh te xanh?-Hinh-2
 
Rừng tự nhiên, rừng trồng và ĐDSH trên hành tinh nói chung và ở Việt Nam trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là một tài sản vô giá đối với cộng đồng, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Thực vậy, các khu rừng tự nhiên hay các khu rừng do con người trồng và ĐDSH ngay từ thuở sơ khai cho đến thời kỳ CNH, HĐH không những góp phần duy trì sự cân bằng hóa học trên trái đất làm ổn định khí hậu mà chúng còn cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩn cần thiết phục vụ cho mọi phúc lợi của xã hội, góp phần bảo đảm anninh sinh thái và an ninh môi trường, là nền tảng phát triển một nền kinh tế xanh – tăng trưởng xanh ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai bởi các giá trị dịch vụ của rừng và các HST và ĐDSH là cơ sở để phát triển ngành kinh tế xanh, tăng trưởng xanh như du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch giải trí, du lịch nghiên cứu khám phá các nền văn hóa đa sắc màu của cộng đồng thông qua kiến thức bản địa truyền thống, du lịch tâm linh... đồng thời đó cũng là những bể lưu giữ cacbon, lưu giữ nguồn nước tạo năng lượng tái tạo năng lượng sạch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời trong các vùng biển. Theo Janowiak (2017) trường Đại học Kentucky (Hoa Kỳ) thì một hecta trảng cỏ được bảo vệ có thể dự trữ tới 30-50 tấn cacbon [6]
Chức năng và giá trị của các loại, kiểu rừng, các HST, ĐDSH của Việt Nam là vô cùng to lớn, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế xanh bền vững, miễn là trong phát triển hiện đại biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên, quy luật cân bằng sinh thái – địa hóa của rừng, của các HST tự nhiên và HST nhân tạo trong 8 vùng sinh thái trên đất liền và các vùng đất ngập nước nội địa và vùng biển.
Nhưng điều đáng báo động là diện tích rừng, tài nguyên động vật, thực vật trong các HST rừng Việt Nam đã và đang bị suy giảm, nghèo kiệt thậm chí là mất mát do các quy hoạch phát triển kinh tế chạy theo lợi ích trước mắt không chú ý hoặc lãng quên lợi ích lâu dài, không dựa trên luận cứ khoa học – gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ thành thị đến nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, gây xáo trộn không có lợi đến sự khỏe mạnh của rừng, của các HST và ĐDSH. Chính vì vậy mà chủ trương trồng 5 triệu ha rừng do Quốc hội đề xuất cũng như việc các địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nội trồng 1 triệu cây xanh, trồng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long trồng rừng, trồng cây kinh tế ở các tỉnh trung du miền núi là chủ trương phù hợp sáng tạo nhằm động viên cộng đồng doanh nghiệp quần chúng nhân dân mọi miền đất nước tăng cường trồng rừng, trồng cây phân tán trên các vùng đất trồng trong các làng xóm, đường phố, các khucông nghiệp, trường học, bệnh viên, cơ quan nhằm phục vụ cho nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh trong thích ứng, giảm thiểu với BĐKH hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và ĐDSH.
Trong rung va su dung thong minh da dang sinh hoc co y nghia the nao trong Kinh te xanh?-Hinh-3
 
Tăng cường trồng rừng bảo vệ chất lượng rừng, bảo tồn ĐDSH trong các HST tự nhiên và nhân tạo ở Việt Nam nhằm phục vụ lâu dài cho sự phát triển của dân tộc là phải hướng tới xây dựng các mô hình phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh trên mọi miền đất nước, góp phần vào chương trình quốc gia giảm thiểu, thích ứng với BĐKH cũng như xây dựng nông thôn mới, trong xóa đói giảm nghèo bền vững
Nhằm mục tiêu con người sống phát triển đảm bảo sự hài hòa, tôn trọng thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương cần phải có sự theo dõi tình hình diễn biến của BĐKH để cập nhặt phân tích toàn diện tất cả các nguy có có ảnh hưởng đế sự an toàn của các loại rừng đến ĐDSH, đến hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền, đất ngập nước, các khu bảo tồn biển... Xác định các vùng nhạy cảm, các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ, người già, trẻ em, người nghèo do tác động của BĐKH để có các biện pháp phòng tránh, thích ứng với BĐKH bằng cách thông báo kịp thời, thông báo sớm đến với cộng đồng dân cư, đặc biệt ở các vùng núi, ven suối, ven sông...
Quản lý rừng bền vững bảo tồn hiệu quả ĐDSH ở từng vùng miền để thích ứng với BĐKH đòi hỏi phải biết tôn trọng, phải kết nối với quy luật tự nhiên, quy luật cân bằng sinh thái, gắn kết phát huy các tri thức bản địa truyền thống của cộng đồng trong việc bảo vệ, quản lý rừng tự nhiên, rừng trồng, góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH phát triển bền vững.
Đầu tư thích đáng cho việc tăng cường nguồn lực về tài chính, về trang thiết bị, về KH-CN (Đào tạo nâng cao năng lực cho công tác nghiên cứu, quan trắc, dự báo, cảnh báo kịp thời thiên tai do BĐKH, đối với công tác bảo vệ các loại rừng bảo tồn, phát triển ĐDSH ở Trung ương, ở địa phương, nâng cao hiểu biết, giá trị của rừng, của ĐDSH, thực hiện quy hoạch ĐDSH ở từng địa phương, bảo vệ các cảnh quan liên vùng hợp lý sẽ góp phần vượt qua được thách thức về BĐKH.
Tăng cường nâng cao nhận thức, sự hiểu biết thấu đáo về các tác hại của BĐKH hiện nay và tương lai đối với cuộc sống, với tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH, khuyến khích sự chủ động vượt khó từ cộng đồng trong xã hội để góp phần làm giảm thiểu thích ứng với BĐKH, bảo vệ được chất lượng các loại rừng bảo tồn ĐDSH, bảo vệ cuộc sống yên bình trong bối cảnh BĐKH. Điều quan trọng hơn con người bất kỳ ai trong xã hội theo vị trí của mình phải biết tôn trọng thiên nhiên bằng suy nghĩ, hành động khôn khéo để có được sự hài hòa duy trì ĐDSH vốn có trong tự nhiên, ĐDSH do con người tạo nên để phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH – tác giả đề nghị đưa mục BĐKH bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH, bảo vệ cây cổ thụ, bảo vệ Cây Di sản Việt Nam vào chương trình giáo dục từ Mầm non đến Đại học, trên Đại học kể cả các trường nội trú và trong các cuộc họp ở cộng đồng dân cư mọi miền đất nước.
Bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH trong BĐKH lại càng phải mở rộng kết nối liên vùng, hợp tác quốc tế nhất là các nước láng giềng có cùng chung đường biên giới, các nước trong cộng đồng ASEAN về hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ, trao đổi các thông tin về BĐKH và ĐDSH các bài học kinh nghiệm vốn có từ cộng đồng bản địa.
Tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế trong thời gian đến 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 phải dựa vào chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và chiến lược quốc gia về BĐKH – phát triển kinh tế xanh phải trở thành sợi chỉ “Xanh” xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành và quản lý ở mọi cấp, mọi ngành, ở mọi tấm lòng của cộng đồng trên mọi miền của Tổ quốc theo hướng phát triển bền vững thích ứng với BĐKH.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị xanh ở Việt Nam để cho 31 triệu cư dân sống trong các đô thị Việt Nam được sống thân thiện với môi trường, được yên bình trong môi trường đô thị, khỏe mạnh, không khí trong lành trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, vì kinh tế chậm phát triển, về biến đổi khí hậu, an sinh xã hội gặp nhiều rủi ro nhất là cư dân nghèo, phụ nữ, người già, trẻ em. Chính vì vậy ngân hàng phát triển Châu Á ADB đã có sự tài trợ cho 3 tỉnh ở Việt Nam trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc để xây dựng mô hình phát triển đô thị xanh bền vững. Đây là tin vui, là nguồn lực hỗ trợ cho chính quyền và cộng đồng các dân tộc ở 3 tỉnh nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng xây dựng thành phố Vĩnh Yên trở thành đô thị xanh kiểu mẫu trên vùng châu thổ sông Hồng. Tác giả đề nghị chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức việc bảo vệ và phát huy các giá trị đích thực các khu rừng tự nhiên, các khu rừng trồng và ĐDSH (VQG Tam Đảo, Trạm ĐDSH Mê Linh, Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo. Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về cây cổ thụ, cây di sản Việt Nam, cây trồng phân tán trên các đường làng, ngõ phố, trang trại, cùng với các loại cây cảnh ở địa phương. Đây chính là một bộ phận quan trọng cấu thành một hành lang xanh đặc trưng trong cơ sở hạ tầng của đô thị xanh góp phần phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thích ứng với BĐKH trong phát triển bền vững.
Chúng ta cần đồng tâm nhất trí kết nối mọi thành phần trong xã hội, cộng đồng, nối vòng tay lớn vươn những cánh tay dài vững chắc để bảo vệ môi trường trong lành, khỏe mạnh bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH bảo vệ cây cổ thụ, cây Di sản Việt Nam, bảo vệ sử dụng khôn khéo các nguồn vốn xanh tự nhiên trong nhân tạo để góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH trong phát triển bền vững.

Hơn 20 năm cực nhọc trồng 200 ha rừng mà không...bán gỗ

Sở hữu cánh rừng tiền tỷ hơn 20 năm tuổi với nhiều loại cây, nhưng lão nông Võ Văn Ten vẫn quyết dành lại cho mai sau chứ chưa từng nghĩ đến việc chặt rừng bán gỗ.

Hơn 20 năm cực nhọc trồng 200 ha rừng mà không...bán gỗ
Dưới tán rừng đó, ông Ten trồng các loại cây công nghiệp, xen cây ngắn ngày đang cho năng suất vượt trội . Người dân trong xã, ngoài huyện đều tấm tắc khen, ông Ten trồng cây bằng tâm huyết mà cả một phần đời ông đã gắn vào.

UBND tỉnh được quyền cho DN vốn nước ngoài thuê đất trồng rừng

(Kiến Thức) - Luật Lâm nghiệp vừa được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 87,78% qui định UBND cấp tỉnh được quyền cho doanh nghiệp vốn nước ngoài thuê đất để trồng rừng.

UBND tỉnh được quyền cho DN vốn nước ngoài thuê đất trồng rừng
Trong phiên làm việc sáng nay, với 431 Đại biểu bấm nút tán thành, chiếm tỷ lệ 87,78%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lâm nghiệp, thay thế tên Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp gồm 12 Chương và 108 Điều.
Trong Luật lâm nghiệp mới được thông quá, đáng lưu tâm là các mục quy định về cá nhân, tổ chức được quyền sở hữu rừng (chủ rừng). Cụ thể:

Giới trẻ Hà Nội hưởng ứng chiến dịch loại bỏ rác thải nhựa

Các bạn trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo từ chai nhựa, mở triển lãm ảnh về môi trường, hưởng ứng chiến dịch và nâng cao ý thức cộng đồng về nguy hiểm của rác thải nhựa.

Giới trẻ Hà Nội hưởng ứng chiến dịch loại bỏ rác thải nhựa
Tại Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khởi động chiến dịch Chấm dứt rác thải từ nhựa nhằm đưa ra các thông tin và truyền cảm hứng cho mọi người thực hiện một số hành vi đơn giản, như ngừng xả rác, sử dụng túi mua sắm có thể tái sử dụng, ngừng sử dụng chai nhựa, cốc và ống hút một lần.
Gioi tre Ha Noi huong ung chien dich loai bo rac thai nhua
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink phát biểu tại sự kiện - Ảnh: B. N. HÀ

Tin mới