Trồng và chăm sóc đào, quất cảnh sao để năm sau vẫn chơi được?

Đào và quất là những cây cảnh không thể thiếu trong nhà mỗi dịp Tết. Nếu biết cách chăm sóc, các gia đình có thể tận dụng dùng lại cho Tết năm sau.

Trồng và chăm sóc đào, quất cảnh sao để năm sau vẫn chơi được?
Dưới đây là cách trồng, chăm sóc quất cảnh, đào sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Cách trồng lại quất cảnh sau Tết
Quất cảnh sau khi trưng bày trong dịp Tết nếu được chăm sóc tốt hoàn toàn có thể trồng và cho ra quả lại. Khoảng mùng 3-5 Tết, (trước khi trồng lại 10 ngày), cần dùng sản phẩm siêu ra rễ hoặc một số chế phẩm tăng trưởng phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây.
Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường.
Trong va cham soc dao, quat canh sao de nam sau van choi duoc?
 Quất cảnh chăm sóc tốt có thể chơi cho Tết năm sau. Ảnh minh họa
Nên lựa chọn đất có pha cát, sét và có độ pH 5 - 6 để đảm bảo được độ thông thoáng và đủ độ ẩm giúp cây phát triển tốt. Nên trồng ở những nơi cao ráo, thoát nước tốt tránh bị ngập úng khiến cây chậm phát triển và chết.
Hố trồng quất cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Khu vực trồng quất cần tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.
Sau khi trồng khoảng 5-7 ngày, cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1kg NPK (12:5:10) cách gốc 30cm cho quất nhanh phát triển cành lá. Ngoài ra, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt và giảm sâu, bệnh hại.
Để phòng trừ sâu, bệnh hại, khi tưới cây hàng ngày, cần quan sát toàn bộ cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý.
Theo chu kỳ 15 - 20 ngày, phải tưới phân bón cho cây đều đặn. Bạn có thể sử dụng phân vi lượng PTS 9 và dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái giúp cây phát triển tốt, lá xanh và dày hơn, quả to tròn hơn.
Khi cành, lá cây quất đã phát triển tốt bạn có thể thực hiện các kỹ thuật tạo thế, tạo tán cho cây. Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.
Trồng và chăm sóc đào sau Tết
Cây đào không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.
Thời gian thích hợp để trồng lại đào là ngay sau Tết, đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng giêng.
Trước khi trồng đào, cần bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ.
Nếu không có đất vườn, bạn có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.
Trong va cham soc dao, quat canh sao de nam sau van choi duoc?-Hinh-2
 Nên trồng đào ở khu vực đất cao ráo. Ảnh: Baodantoc
Sau khi trồng, cần cắt tỉa đau cành lần thứ nhất ngay theo hình dáng phù hợp, để cành mới phát sinh nhiều. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 7 âm lịch, mỗi lần cắt để lại đoạn phân cành dài 15 – 20 cm.
Sau mỗi lần cắt, cần bón phân hữu cơ cho cây. Các tháng tiếp theo cũng làm tương tự. Tuy nhiên, tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nảy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm urê nhưng không bón nhiều đạm để cây quá xanh tốt.
Thời gian tuốt lá tùy theo thời tiết lạnh hay ấm từng năm và thế cây xanh tốt hay trung bình, thường từ mùng 5 đến 10/11 âm lịch đối với đào bích và từ mùng 10 đến 15/10 âm lịch đối với đào phai. Nếu thời tiết lạnh, cây xanh tốt thì tuốt sớm hơn; ngược lại thời tiết ấm, cây trung bình thì tuốt muộn hơn.
Việc tạo tán, thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn.

Video: Thăm vườn cây cảnh bạc triệu trâu cõng quất bonsai ở Hà Nội. Nguồn: Vietnamnet

Bỏ 50 triệu thuê quất cảnh "kim long bạch mã" về chơi Tết mà vẫn bị từ chối

Chậu quất cảnh “kim long bạch mã” được nghệ nhân ở Tứ Liên (Hà Nội) trồng và tạo dáng trong 8 năm. Đã có người hỏi thuê 50 triệu nhưng chủ nhân không đồng ý vì người thuê quá xa.

Bỏ 50 triệu thuê quất cảnh "kim long bạch mã" về chơi Tết mà vẫn bị từ chối
Nổi bật trong vườn quất bonsai của nhà ông Bùi Thế Mạnh (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) là cây quất cảnh có dáng độc đáo, đầu ngựa mình rồng. Cây quất cảnh “kim long bạch mã” này có quả sai trĩu, vàng óng như vẩy rồng, uốn lượn từ trên xuống dưới, khiến nhiều khách đến thăm quan vườn rất thích thú. Ông Mạnh cho biết, lấy ý tưởng từ bộ phim Tây du ký với hình ảnh rồng vàng hóa thành ngựa trắng của Đường Tăng, ông đã mất 8 năm để tạo dáng cho sản phẩm này.
Nổi bật trong vườn quất bonsai của nhà ông Bùi Thế Mạnh (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) là cây quất cảnh có dáng độc đáo, đầu ngựa mình rồng. Cây quất cảnh “kim long bạch mã” này có quả sai trĩu, vàng óng như vẩy rồng, uốn lượn từ trên xuống dưới, khiến nhiều khách đến thăm quan vườn rất thích thú. Ông Mạnh cho biết, lấy ý tưởng từ bộ phim Tây du ký với hình ảnh rồng vàng hóa thành ngựa trắng của Đường Tăng, ông đã mất 8 năm để tạo dáng cho sản phẩm này. 

Quất cảnh chơi tết ở Thanh Hóa bất ngờ tăng giá sau trận lụt lịch sử

Sau trận lụt lịch sử đầu tháng 10/2017, nhiều diện tích trồng quất cảnh chơi Tết của người dân Thanh Hóa mất trắng hoặc hư hại nặng, thị trường quất Tết năm nay khan hiếm hàng, giá quất tăng cao.

Quất cảnh chơi tết ở Thanh Hóa bất ngờ tăng giá sau trận lụt lịch sử
Tại xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, một trong những vùng trồng quất nổi tiếng xứ Thanh những ngày này thương lái ùa về tìm mua quất cảnh bán Tết. Theo ghi nhận của PV, thị trường quất cảnh chơi Tết năm nay có sự tăng giá cao hơn năm trước.

Thân cây xác khô đẻ trăm quả vàng, đại gia rút tiền mua luôn

Chậu quất cảnh gỗ lũa nặng 4 tạ, cao tới 3,5 mét tại vườn của anh Lê Xuân Lĩnh ở phường Tứ Liên đang gây chú ý bởi độ “khủng”, có giá lên đến 50 triệu đồng, được đại gia đặt mua chơi Tết từ sớm.

Thân cây xác khô đẻ trăm quả vàng, đại gia rút tiền mua luôn

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2021, tại các nhà vườn đã bắt đầu “tung” ra hàng loạt những chậu hoa, cây cảnh độc đáo, lạ mắt. Xuất hiện tại vườn quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), chậu quất cảnh ghép gỗ lũa của anh Lê Xuân Lĩnh khiến nhiều người phải trầm trồ bởi độ “khủng”, dáng thế đẹp và cành quả lộc lá.

Anh Lĩnh chia sẻ, năm nào nhà anh cũng cho ra mắt dòng quất bonsai với đa dạng kiểu dáng, kích thước và có đủ các phân khúc, từ tầm trung đến cao cấp cho khách hàng lựa chọn.

Tin mới