Trư Bát Giới là nhân vật “có thật”, từng bị giết vào thời Đường?

Trời sáng, Quách Nguyên Chấn liền mở tay nải ra thì phát hiện đó là một cái móng heo. Qua một lúc, đột nhiên có tiếng khóc than từ xa vọng tới, hóa ra cha và dân làng của cô gái đến để thu gom xác chết.

Nếu từng đọc qua cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân hoặc xem bộ phim truyền hình nổi tiếng cùng tên, có lẽ bạn sẽ rất ấn tượng với nhân vật Trư Bát Giới ham ăn lười làm nhưng cũng rất… dễ thương. Bát Giới ban đầu ở Cao lão trang làm rể, sau bị Tôn Ngộ Không hàng phục, cùng theo Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Dọc đường đi, chú ngốc nhiều lần khiến người ta phải bật cười vì bản tính tham ăn, háo sắc, lười nhác mà cũng đầy chân thật, đáng mến của mình. Có một điều thú vị ít người biết là vào thời Đường, trong cuốn sách tên là “Huyền quái lục” cũng có kể một câu chuyện hàng phục yêu quái lợn cứu con gái nhà lành tương tự của vị tướng tên là Quách Nguyên Chấn. Phải chăng Ngô Thừa Ân đã lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện có thật trong lịch sử này?

Tru Bat Gioi la nhan vat “co that”, tung bi giet vao thoi Duong?

Nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký.

Quách Chấn (656 – 713), tự Nguyên Chấn, người Quý Hương, Nguỵ Châu (nay thuộc Danh Bắc, Hà Bắc, Trung Quốc), là tướng đời Đường. Năm Trường An thứ nhất (701), ông nhậm chức đô đốc Lương Châu. Năm Cảnh Linh thứ hai (711) Quách Chấn nhậm sử bộ thượng thư, sau làm Binh bộ thượng thư. Sau hai năm có công bình nội loạn hoàng thất, ông được phong đại quốc công. Dưới đời Huyền Tông, khi đang nắm giữ trong tay 20 vạn quân, Quách Nguyên Chấn bỗng hạ lệnh: “Chiếu đến thì việc đã xong”, khiến Huyền Tông nổi giận, hạ lệnh xử trảm, sau được tha nhưng bị đày đến Tân Châu (nay thuộc Tân Hưng, Quảng Đông) làm Nhiêu Châu tư mã. Câu chuyện này xảy ra vào đúng thời kỳ Quách Nguyên Chấn bị bãi quan.

Chuyện kể rằng vào những năm đầu thời Hoàng đế Đường Minh Hoàng trị vì, Quách Nguyên Chấn bị bãi quan trở về quê nhà. Khi trèo đèo lội suối, ông bị lạc trong bóng tối. Quanh quẩn rất lâu mới phát hiện ở phương xa có ánh sáng đèn mờ mờ, ông liền tiến về phía anh sáng. Đi khoảng 8, 9 dặm, liền phát hiện một ngôi nhà có mái hiên cao vút.

Quách Nguyên Chấn đập cửa hỏi xem bên trong nhà có ai không, nhưng không ai trả lời. Ông đẩy cửa bước vào, liền nhìn thấy từ mái hiên đến cửa chính đèn đuốc sáng rực. Trong nhà có rất nhiều bàn tiệc, trên bàn còn có rất nhiều món ăn ngon. Nhưng kỳ lạ là từ trong ra ngoài không một bóng người. Quách Nguyên Chấn buộc ngựa lại rồi đi đến sảnh chính để điều tra thì đột nhiên nghe thấy tiếng khóc không ngừng vang lên ở căn phòng trong sảnh phía đông.

Quách Nguyên Chấn lớn tiếng hỏi: “Người đang khóc trong phòng là người hay là quỷ, tại sao trong nhà trang hoàng đẹp đẽ mà không có ai chỉ có một mình ngươi ngồi khóc?”. Người phụ nữ trả lời: “Chúng tôi ở đây có một vị thần tên là Ô tướng quân, có thể quyết định họa phúc của một người, mỗi năm hắn đều buộc dân làng phải gả cho hắn một cô vợ. Tôi vốn xấu xí vụng về, nhưng cha tôi đã nhận của dân làng 50 vạn, liền lén lút chọn ngày hôm nay tổ chức tiệc thành hôn. Đêm nay những cô gái trong làng tổ chức tiệc rồi chuốc cho tôi say, sau đó đem tôi vào căn phòng này, đợi gả cho Ô tướng quân. Nghĩ đến chuyện bị cha mẹ từ bỏ, chỉ biết chờ chết nên đau thương mà ngồi nơi đây khóc than. Đại nhân nếu có thể cứu tôi thoát khỏi đây, tôi nguyện ý dùng cả đời để phục vụ ngài”.

Nghe xong, Quách Nguyên Chấn vô cùng tức giận, hỏi: “Hắn khi nào thì tới?”. Cô gái trả lời: “Hai canh nữa”. Quách Nguyên Chấn an ủi cô gái: “Ta đường đường là một đại trượng phu, nhất định sẽ cố gắng hết sức mình cứu cô ra, nếu như không cứu được cô, ta sẽ tự sát ở đây chết cùng cô, tuyệt đối không để cô chết trong tay dâm quỷ”. Cô gái nghe xong liền ngừng khóc. Quách Nguyên Chấn ngồi trên bậc thang phía Tây Bắc, đưa ngựa đến trước phòng phía Bắc cột lại, ăn mặc giống như một người hầu.

Sau một khoảng thời gian ngắn, đột nhiên bên ngoài lửa đuốc thắp lên sáng chói, xe ngựa đến, có hai người mặc áo quan màu tím bước tới xem xét rồi đi ra ngoài nói: “Tướng công ở đây”. Một lúc sau lại có hai người mặc áo quan màu vàng bước vào xem xét rồi lại đi ra và nói: “Tướng công ở đây.” Quách Nguyên Chấn tự nói với mình: “Ta từng là tướng quân, chắc chắn sẽ đánh bại tên qủy này”.

Ở bên ngoài Ô tướng quân từ từ bước xuống từ xe ngựa, quan dẫn đường lại nói: “Tướng công ở đây”. Ô tướng quân nói: “Tiến vào”. Dưới sự bảo vệ của những người lính được trang bị vũ khí, Ô tướng quân từ từ tiến vào trong viện.

Quách Nguyên Chấn liền đi đến trước mặt và nói: “Quách tú tài cầu kiến”.

Ô tướng quân hỏi ngược lại: “Tú tài sao lại ở nơi đây?”.

Quách Nguyên Chấn thở dài nói: “Tôi nghe nói hôm nay tướng quân cử hành hôn lễ nên nguyện ý ở lại làm chủ hôn”.

Ô tướng quân rất vui, liền để Quách Nguyên Chấn gia nhập vào đoàn người hầu, cùng ăn uống, trò chuyện rất vui vẻ. Quách Nguyên Chấn giấu một con dao trong túi, muốn dùng nó để giết Ô tướng quân, vì thế anh ta liền hỏi: “Tướng quân đã ăn thịt hươu khô chưa?”. Ô tướng quân nói: “Ở vùng này rất hiếm gặp”. Quách Nguyên Chấn nói: “Tôi vẫn còn một chút cất giấu kỹ, tôi cho ngài hết”. Ô tướng quân vô cùng kinh ngạc và vui mừng.

Quách Nguyên Chấn liền đứng dậy, lấy thịt hươu khô, dùng con dao nhỏ chia thành từng miếng nhỏ, đặt trong hộp để Ô tướng quân nhận lấy. Ô tướng quân không chút nghi ngờ, đưa tay ra nhận. Quách Nguyên Chấn lợi dụng lúc đối phương không phòng bị, nắm lấy bàn tay hắn rồi chặt đứt. Ô tướng quân đau đớn bỏ chạy, những kẻ đi theo cũng vô cùng hoảng loạn.

Quách Nguyên Chấn cắt được bàn tay đầy máu của Ô tướng quân liền cởi áo bọc lại, đồng thời để lâu la ra ngoài xem xét tình hình. Thấy bên ngoài yên tĩnh, anh liền đi đến mở cửa nói với cô gái: “Đây là bàn tay của Ô tướng quân, lần theo vết máu, chắc không lâu sau có thể giết chết hắn. Cô không sao rồi, ra ngoài ăn cơm đi”.

Cô gái bước ra từ phòng trong, chưa đến 17, 18 tuổi, dung mạo xinh đẹp tuyệt trần, cúi đầu trước Quách Nguyên Chấn nói: “Tôi đã thề làm người hầu của ngài”. Quách Nguyên Chấn trấn an cô rằng điều đó là không cần thiết.

Khi nhìn thấy cô gái vẫn còn sống, lại thấy một người xa lạ là Quách Nguyên Chấn, dân làng vô cùng kinh ngạc. Quách Nguyên Chấn liền kể lại cho họ nghe toàn bộ quá trình.

Một người già trong làng tức giận, nói với Quách Nguyên Chấn: “Ô tướng quân là vị thần bảo vệ một phương của chúng tôi. Chúng tôi đã thờ cúng rất lâu rồi, mỗi năm đều cúng cho ông ta một người vợ, vì vậy mới không có gì phải lo lắng. Nay nếu không cúng tế cho ông ta sẽ gặp phải mưa giông, bão tố, thảm hoạ chết người. Ông chỉ là kẻ lạc đường đến làm khách, liền hại đến thần minh của địa phương, nếu chúng tôi gặp phải tai họa thì sao? Chúng tôi phải giết ông để cúng tế cho Ô tướng quân, nếu không cũng phải trói anh lại mang đến quan phủ”.

Sau đó, họ liền ra lệnh cho người trói Quách Nguyên Chấn lại. Nhưng Quách Nguyên Chấn vẫn bình tĩnh nói: “Các người đã sống một cách vô ích nhiều năm qua, không hiểu rõ sự tình. Mọi người hãy lắng nghe ta, thần minh là tiếp nhận thiên mệnh đến bảo hộ một phương, giống như các chư hầu tiếp nhận lệnh của thiên tử đến cai quản một phương, trị thiên hạ, đúng không?”. Đám đông đồng thanh nói: “Đúng thế”.

“Nhưng nếu chư hầu săn cưới những cô gái xinh đẹp trong nước thì thiên tử có tức giận? Nếu chư hầu đối xử tàn nhẫn với người dân của họ, thiên tử có thể không thảo phạt? Giả dụ như các người cho rằng Ô tướng quân thực sự là thần linh, thì nhất định không có móng lợn, hơn nữa, trời cao làm sao có thể sử dụng một thú vật dâm đãng, gian ác đến như vậy làm thần bảo hộ một phương đây? Không những thế con súc vật gian ác dâm đãng này trời đất đều phải trách tội hắn. Vậy thì ta giết hắn có gì là sai trái? Cũng vì các người khi đó a dua nịnh bợ, nên hàng năm mới khiến các cô gái chết oan trong tay yêu súc, tội ác đã kinh động đến trời cao. Các người làm sao biết được rằng không phải là trời cao mượn đao của ta để trả thù cho các cô gái vô tội. Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ giúp các người loại bỏ hắn, về sau không cần phải lo lắng tìm người gả cho hắn nữa. Mọi người thấy thế nào?”.

Nghe lời của Quách Nguyên Chấn, dân làng đột nhiên tỉnh ngộ, sẵn sàng nghe theo mệnh lệnh của ông. Quách Nguyên Chấn ra lệnh cho dân làng cầm theo cung, giáo, dao, kiếm và những vật dụng khác, cùng ông lần theo vết máu. Đi được khoảng 20 dặm, nhìn thấy vết máu dừng ở một lỗ huyệt lớn. Người dân liền đào lỗ huyệt lên, càng đào càng lớn, giống như một miệng hũ. Quách Nguyên Chấn cho người ném một bó đuốc vào lỗ huyệt để chiếu sáng, người dân nhìn thấy bên trong có một căn phòng lớn, trong phòng có một con lợn không có móng chân trước bên trái, máu của nó chảy khắp sàn nhà. Theo ánh lửa sáng, con yêu quái lợn muốn chạy thoát nhưng bị người dân bắt lại và giết chết.

Dân làng cùng nhau mở tiệc ăn mừng và muốn đền đáp ân tình của Quách Nguyên Chấn nhưng ông từ chối: “Ta vì dân mà trừ hại, chứ không phải bán con mồi đổi lấy tiền tài”. Cô gái được Quách Nguyên Chấn cứu thoát bất chấp sự từ chối của anh nhất định đòi đi theo anh để trả ơn. Không còn cách nào khác, Quách Nguyên Chấn cưới cô làm vợ lẽ. Hai người sống bên nhau hạnh phúc, sinh đến mấy người con trai. Cuộc hôn nhân ấy có lẽ cũng do Trời định vậy. Sự tương đồng đáng ngạc nhiên của câu chuyện này và những tình tiết trong “Tây Du Ký” khiến người ta cảm thấy vô cùng thú vị.

Vì Trư Bát Giới, yêu quái xinh đẹp chết oan

Ít ai để ý rằng trong Tây Du Ký lại có 1 yêu quái từng chết oan dưới tay đồ đệ Đường Tăng. Ngay cả khi chết đi, yêu quái này còn bị Trư Bát Giới lột đồ ra xem.

Trong Tây Du Ký, có một yêu quái không muốn ăn thịt Đường Tăng, cũng không muốn ép Tam Tạng làm chồng hay nảy lòng tham với các báu vật của bộ ba hộ tống sư phụ (áo cà sa, binh khí của Ngộ Không – Bát Giới – Sa Tăng). Yêu quái này tuyệt nhiên không có một chút dã tâm cản trở hay phá hoại hành trình thỉnh kinh của thầy trò Tam Tạng.

Cô vốn dĩ chỉ là kẻ "vô tình" xuất hiện trong kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng phải đối mặt ở Hỏa Diệm Sơn. Thế nhưng, cuối cùng bản thân yêu quái này lại chết chẳng toàn thây, trong khi người tình thì bị thu phục. Đó chính là Ngọc Diện hồ ly - vợ hai của Ngưu Ma Vương.

Cuộc sống viên mãn của "Trư bát giới" Mã Đức Hoa

Ở tuổi 76, tài tử gạo cội vẫn khỏe khắn, tinh thần minh mẫn. Nhiều năm nghỉ hưu, ông dành trọn thời gian bên vợ con cùng thú vui điền viên tuổi già.

Theo Sohu, Mã Đức Hoa vừa xuất hiện trên một kênh truyền thông sau thời gian vắng bóng. "Trư bát giới" năm nay đã 76 tuổi, đã nghỉ hưu nhiều năm nhưng vẫn luôn được công chúng quan tâm. So với các đồng nghiệp trong phim, cuộc sống của ông có thể nói rất viên mãn: vợ đẹp, con tài giỏi, cùng sự nghiệp nửa thế kỷ thành công rực rỡ", trang tin nhận định. 

 'Trư bát giới' Mã Đức Hoa có cuộc sống nhiều người mơ ước ở tuổi 76.

Tin mới