Trực thăng Mi-171 Trung Quốc khác gì loại của Việt Nam?

(Kiến Thức) - Biến thể trực thăng Mi-171E xuất khẩu cho Trung Quốc trang bị hệ thống động lực mới, bình nhiên liệu lớn hơn.

Tạp chí Airrecognition mới đây đưa tin, công ty cổ phần hàng không Oboronprom của Nga đã tiến hành bàn giao 4 chiếc trực thăng vận tải Mi-171E được sản xuất tại nhà máy Ulan-Ude cho Trung Quốc. Đây cũng là lô trực thăng cuối cùng trong hợp đồng mua 48 chiếc Mi-171E mà phía Trung Quốc đã ký kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc phòng Rosoboronexport của Nga vào năm 2012.
Ngoài 48 chiếc Mi-171E, Trung Quốc còn tiếp tục mua thêm 52 chiếc Mi-171E của Oboronprom trong thời gian sắp tới. Theo giám đốc nhà máy Ulan-Ude Leonid Belykh, các hợp đồng mua sắm trực thăng Mi-171E là một trong nhưng chính sách tăng cường hợp tác hàng không quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc.
Phiên bản nâng cấp của trực thăng vận tải Mi-171E do nhà máy Ulan-Ude chế tạo.
Phiên bản nâng cấp của trực thăng vận tải Mi-171E do nhà máy Ulan-Ude chế tạo.
Ông này cũng cho biết thêm rằng, các máy bay trực thăng do Nga sản xuất đã chứng minh được khả năng hoạt động của mình ở Trung Quốc và đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho các hợp đồng xuất khẩu của các công ty công nghiệp hàng không của Nga.
Mi-171E được thiết kế để có thể hoạt động ở khu vực địa hình đồi núi, nó trang bị động cơ tuabin trục có công suất cao VK-2500, một máy phát hỗ trợ Safir và được nâng cấp hộp số.
Ngoài ra, Mi-171E còn được trang bị thùng nhiên liệu lớn hơn so với bản cũ và cũng như được lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng dành cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cùng với hệ thống hạ cánh mới.
Hiện tại, các phi công Trung Quốc đã hoàn thành khóa huấn luyện bay  Mi-171E tại trung tâm đào tạo thuộc nhà máy Ulan-Ude.
Trực thăng vận tải quân sự Mi-17V5 của Quân đội Trung Quốc.
 Trực thăng vận tải quân sự Mi-17V5 của Quân đội Trung Quốc.
Mi-171 là mẫu máy bay trực thăng được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc, nhất là là những khu vực có địa hình khó khăn và thời tiết khắc nghiệt. Mi-171 được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và trong các hoạt động xây dựng ở khu vực hạn chế.
Trung Quốc là một trong những nước đang sử dụng một số lượng lớn các máy bay trực thăng do Nga chế tạo, với hơn 160 chiếc Mi-171.
Hiện nay, ngoài tiếp tục sản xuất các mẫu trực thăng cũ, các công ty hàng không của Nga vẫn tiếp tục cho ra mắt các mẫu trực thăng thế hệ mới, nhà máy trực thăng Ulan-Ude cũng đang đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu trực thăng Mi-171A2 thế hệ mới.
Trực thăng vận tải Mi-171 là một trong những phiên bản trực thăng xuất khẩu thành công nhất của ngành công nghiệp hành không của Nga hiện nay. Mi-171 có kíp lái gồm 3 người có thể vận chuyển 4 tấn hàng hóa hoặc 30 binh sĩ. Nó được trang bị 2 động cơ turbo cánh quạt Klimov TV3 cho tốc độ bay tối đa 250km/h với trần bay 6.000m và phạm vi hoạt động tối đa 465km.

Trực thăng Z-9 Trung Quốc vãi đạn tấn công mục tiêu

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một số hình ảnh hoạt động tập trận bắn đạn thật của trực thăng chiến đấu Z-9 mang rocket và súng máy tấn công mục tiêu.

Theo Hoàn Cầu, đây là cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô nhỏ có sự tham gia của phi đội 4 trực thăng Z-9 tổ chức tấn công thâm nhập thấp, tiêu diệt mục tiêu mặt đất.
Theo Hoàn Cầu, đây là cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô nhỏ có sự tham gia của phi đội 4 trực thăng Z-9 tổ chức tấn công thâm nhập thấp, tiêu diệt mục tiêu mặt đất.  
"Trong quá trình tấn công bằng đạn thật, chủ yếu sử dụng phương thức tấn công thâm nhập thấp - bổ nhào - bắn, vì ở độ cao tiêu chuẩn dễ bị pháo mặt đất của "đối phương" tấn công”, đại diện đơn vị tham gia bắn đạn thật cho biết. Còn theo Trung đoàn Trưởng Mâu Xuân Giang, để phát huy lợi thế tác chiến trên không siêu thấp của trực thăng, trung đoàn đã tìm ra phương thức tấn công chiến thuật trên không siêu thấp. Tập trận lần này, trung đoàn tăng độ khó trong tập trận, mô phỏng triển khai môi trường thực chiến, kiểm tra toàn bộ ý thức và khả năng thực chiến của phi công khi tấn công.
 "Trong quá trình tấn công bằng đạn thật, chủ yếu sử dụng phương thức tấn công thâm nhập thấp - bổ nhào - bắn, vì ở độ cao tiêu chuẩn dễ bị pháo mặt đất của "đối phương" tấn công”, đại diện đơn vị tham gia bắn đạn thật cho biết. Còn theo Trung đoàn Trưởng Mâu Xuân Giang, để phát huy lợi thế tác chiến trên không siêu thấp của trực thăng, trung đoàn đã tìm ra phương thức tấn công chiến thuật trên không siêu thấp. Tập trận lần này, trung đoàn tăng độ khó trong tập trận, mô phỏng triển khai môi trường thực chiến, kiểm tra toàn bộ ý thức và khả năng thực chiến của phi công khi tấn công.

Xem trực thăng chiến đấu Z-10 Trung Quốc nhào lộn

(Kiến Thức) - Trực thăng chiến đấu tốt nhất Trung Quốc Z-10 đang tất bật chuẩn bị cho màn bay biểu diễn tại triển lãm trực thăng quốc tế Thiên Tân.

Triển lãm trực thăng quốc tế Thiên Tân Trung Quốc diễn ra từ ngày 5- 8/9 sẽ được tổ chức tại khu kinh tế hàng không Tân Hải. Để chuẩn bị cho sự kiện này, phi đội biểu diễn của Lục quân Trung Quốc đã tiến hành hoạt động huấn luyện biểu diễn với trực thăng Z-10 để chuẩn bị cho những màn bay đặc sắc nhất tại triển lãm.
 Triển lãm trực thăng quốc tế Thiên Tân Trung Quốc diễn ra từ ngày 5- 8/9 sẽ được tổ chức tại khu kinh tế hàng không Tân Hải. Để chuẩn bị cho sự kiện này, phi đội biểu diễn của Lục quân Trung Quốc đã tiến hành hoạt động huấn luyện biểu diễn với trực thăng Z-10 để chuẩn bị cho những màn bay đặc sắc nhất tại triển lãm.
Ngày 1/9, đội bay biểu diễn của Không quân Lục quân Trung Quốc trang bị trực thăng Z-10 đã triển khai bay xét duyệt trước. Đây là lần thứ 2 trực thăng Z-10 tiến hành bay biểu diễn công khai sau lần triển lãm Chu Hải năm 2012.
 Ngày 1/9, đội bay biểu diễn của Không quân Lục quân Trung Quốc trang bị trực thăng Z-10 đã triển khai bay xét duyệt trước. Đây là lần thứ 2 trực thăng Z-10 tiến hành bay biểu diễn công khai sau lần triển lãm Chu Hải năm 2012.

Nga chào hàng Trung Quốc trực thăng Ka-226, Mi-171

(Kiến Thức) - Công ty máy bay trực thăng Nga đang tiếp tục chào bán cho Trung Quốc trực thăng đa năng thế hệ mới như Ka-226T và Mi-171A2.