Mới đây trong một video được công bố bởi quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) về công tác huấn luyện tại lữ đoàn đặc biệt Xiangjian đã có sự xuất hiện vô cùng bất ngờ của loại súng bắn tỉa Type-85 (QBU-85). Đây là loại súng bắn tỉa vô cùng phổ biến trong biên chế PLA ở cuối thế kỷ 20 và đã được thay thế bởi các loại súng bắn tỉa hiện đại hơn khi bước vào thế kỷ 21. Ảnh: Chiến sĩ lữ đoàn Xiangjian huấn luyện với súng bắn tỉa Type-85. |
Súng bắn tỉa Type-85 là phiên bản nâng cấp dựa của súng bắn tỉa Type-79 Trung Quốc sao chép từ súng SVD nổi tiếng của Liên Xô. Trong chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, Trung Quốc được cho là đã thu được một số súng bắn tỉa SVD và nhanh chóng mổ xẻ và nhái lại chúng để tự trang bị cho quân đội của mình. Type-85 có vẻ bề ngoài không khác biệt gì nhiều so với Type-79. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với súng bắn tỉa Type 79/85. |
Type-85 có chiều dài 1.22m, nặng 4.4kg cả kính ngắm, tầm bắn tối đa 800m, sơ tốc đạn 830/s, tốc độ bắn 40 phát/phút. Nó sử dụng cỡ đạn 7.63x54R Liên Xô và sử dụng một hộp tiếp đạn rời có sức chứa 10 viên, bắn theo cơ chế bán tự động. Súng được cải tiến từ Type-79 cho phép nó có tốc độ bắn nhanh hơn tuy nhiên tầm bắn hiệu quả lại ngắn hơn. Ảnh: Sĩ quan đang hướng dẫn cho một binh sĩ Trung Quốc về súng bắn tỉa Type 85. |
Tuy nhiên có một vấn đề là người Liên Xô đã phát triển một loại đạn cỡ nòng 7.62x54R riêng cho loại súng bắn tỉa SVD với tên gọi 7N1 cho phép súng có thể đạt độ chính xác cao, trong khi đó người Trung Quốc không sao chép loại đạn này và họ sử dụng đạn 7.62x54R tương tự đạn của súng máy Type-80 vốn là phiên bản sao chép của súng máy PKM Liên Xô cho độ chính xác không cao bằng. Ảnh: Lính Mông Cổ đang hướng dẫn lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng súng bắn tỉa SVD, nguyên mẫu của Type-85. |
Sang đến thập niên 1990, Trung Quốc đã dần thay thế Type-85 bằng loại súng bắn tỉa mới Type-88 (QBU-88) sử dụng cỡ đạn 5.8mm đặc trưng của Trung Quốc. Ảnh: Bộ đội Trung Quốc huấn luyện với súng bắn tỉa Type-88. |
Loại súng bắn tỉa này nhìn chung khá hiện đại, sử dụng cơ chế Bullup: Bệ khóa nòng và hộp tiếp đạn đều được đặt sau cò súng. Thiết kế này giúp cho súng giảm chiều dài tổng thể, bớt cồng kềnh tuy nhiên vẫn giữ được độ dài nòng tiêu chuẩn, sử dụng cỡ đạn 5.8mm cũng cho phép súng có thể đạt độ chính xác cao. Ảnh: Súng bắn tỉa Type-88. |
Tuy nhiên từ sau 2010, Type-88 đã được chuyển sang đội hình bộ binh với nhiệm vụ là súng trường thiện xạ. Các lực lượng đặc biệt cần một loại súng bắn tỉa có cỡ nòng lớn hơn và tầm bắn xa hơn, Trung Quốc sau đó đã cho ra đời mẫu súng bắn tỉa CS/LR-4 đáp ứng tốt những nhu cầu này. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện với súng bắn tỉa CS/LR-4. |
Một câu hỏi đặt ra là, Lữ đoàn đặc biệt Xiangjian là lực lượng đặc biệt đầu tiên được thành lập bởi quân đội Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ không thiếu những khẩu súng bắn tỉa CS/LR-4 hiện đại mà phải đưa những khẩu Type-85 đã nghỉ hưu vào sử dụng. Vậy tại sao người Trung Quốc lại gọi tái ngũ khẩu súng đã được thay thế từ lâu này ? |
Câu trả lời là hiện nay, quân đội Trung Quốc đang thiếu một mẫu súng trường thiện xạ với tầm bắn xa và uy lực lớn. Khi mà trong biên chế chính của các đơn vị đặc biệt này đa phần là súng trường cá nhân và súng máy tầm bắn không quá 400m, trong khi súng bắn tỉa Type-88 có khả năng bắn rất chính xác nhưng tầm bắn lại quá ngắn còn CS/LR-4 lại là súng bắn tỉa phát một không thích hợp làm súng trường thiện xạ. Ảnh: Một binh sĩ Trung Quốc ngắm bắn với súng bắn tỉa Type-85. |
Việc gọi tái trang bị Type-85 cũng chính là sự lựa chọn hợp lý trong khi Trung Quốc vẫn chưa chế tạo ra loại súng bắn tỉa bán tự động sử dụng cỡ đạn lớn phù hợp để bù đắp khoảng trống cho súng trường thiện xạ tầm xa này. Người Mỹ trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh Afghanistan cũng đã nhanh chóng nhận ra sự cần thiết của mẫu súng trường thiện xạ tầm xa đã gọi tái trang bị các trường M-14 từ thời chiến tranh Việt Nam với phiên bản cải tiến là M-14DMR. Ảnh: Binh sĩ Ukraine với súng bắn tỉa SVD từ thời Liên Xô. |
Video Đặc nhiệm Việt Nam dùng súng bắn tỉa hạng nặng chuẩn NATO