Trung Quốc có thể biến TSB Liêu Ninh thành "sở chỉ huy"?

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc sẽ đóng vai trò soái hạm.

Trung Quốc có thể biến TSB Liêu Ninh thành "sở chỉ huy"?
* Soái hạm hay còn được gọi là kỳ hạm là một chiến hạm dùng bởi tư lệnh của nhóm tàu chiến đấu hải quân (đó có thể là hạm đội, hải đoàn...).
Theo chuyên gia Lin Ying-yu – Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược (Đại học Tamkang, Đài Loan), tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh có khả năng được hải quân sử dụng như là soái hạm thay vì tàu chiến đấu.
Từ khi được thành lập vào năm 1949 tới nay, Hải quân Trung Quốc luôn tồn tại 2 điểm yếu lớn: tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển. Liêu Ninh được thiết kế chủ yếu không thực hiện các cuộc không kích bằng tiêm kích hạm J-15 nhưng nó có thể giúp xóa bỏ 2 điểm yếu lớn cho hải quân.
Theo ông Lin, với khả năng chỉ huy tốt hơn, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát, Liêu Ninh sẽ phục vụ tốt hơn như một tàu chỉ huy, tích hợp các hệ thống phòng không với tàu mặt nước xung quanh nó.
Tiêm kích hạm J-15 làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ phi đội săn ngầm.
 Tiêm kích hạm J-15 làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ phi đội săn ngầm.
Tiêm kích J-15 có thể làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ trên không cho phi đội trực thăng chống ngầm cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh thực hiện các cuộc tấn công tàu ngầm đối phương. Điều này sẽ lấp đầy 2 thiếu sót lớn của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, J-15 có thể bắn hạ máy bay tác chiến chống ngầm P-3C Orion thế hệ mới của Đài Loan trong một cuộc xung đột tiềm năng.
Trong tương lai, Liêu Ninh cũng sẽ phục vụ như là một nền tảng làm nhiệm vụ dẫn đường và chỉ huy phương tiện bay không người lái trên chiến trường.
Bình luận về khả năng tác chiến chống tàu sân bay Trung Quốc của Quân đội Đài Loan. Ông Lin cho rằng, tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III đang được trưng bày tại Triển lãm Công nghệ Hàng không Vũ trụ và Quốc Phòng Đài Loan có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để chống tàu sân bay đối phương. Tàu ngầm sẽ hữu ích hơn, vì chúng không dễ bị phát hiện bởi đội tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ “sao chép” tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc sẽ “sao chép” tàu sân bay Mỹ
Hải quân Trung Quốc vừa lên tiếng xác nhận, nước này sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn, có khả năng mang nhiều máy bay chiến đấu hơn.

Thân xác “tàn tạ” tàu Liêu Ninh ngày về Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng tải một vài bức ảnh về thân xác tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc chưa cải tạo, khi vừa về tới cảng Đại Liên

Thân xác “tàn tạ” tàu Liêu Ninh ngày về Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD.
 Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD.
Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
 Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Quốc: TSB Liêu Ninh vượt trội lớp 22DDH Nhật Bản

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên bố năng lực chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh vượt trội hoàn toàn tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản.

Trung Quốc: TSB Liêu Ninh vượt trội lớp 22DDH Nhật Bản

Tin mới