Trung Quốc đẩy Indonesia xích lại gần Nhật Bản

(Kiến Thức) - Trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng, đặc biệt về an ninh hàng hải.

Trung Quoc day Indonesia xich lai gan Nhat Ban
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đón tiếp Tổng thống Indonesia 
tại Tokyo.
Trả lời phỏng vấn của Deutsche Welle (DW), nhà nghiên cứu độc lập về an ninh khu vực Đông Nam Á Zachary Abuza nói về những khía cạnh quan trọng trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, vì sao Jakarta  tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Tokyo và Indonesia đóng vai trò như thế nào trong tranh chấp biển đảo ở Đông Á.
Theo nhà phân tích Zachary Abuza, đây là chuyến thăm ngoài ASEAN đầu tiên của Tổng thống Widodo. Mục tiêu của chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế và quốc phòng. Việc Tổng thống Widodo thăm Nhật Bản trước Trung Quốc có nhiều ý nghĩa sâu xa.
Về mặt kinh tế, Tổng thống Widodo muốn tăng cường thương mại và đầu tư. Trong năm 2013, xuất khẩu của Indonesia sang Nhật Bản là 27,1 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Nhật Bản trị giá 19 tỷ USD. Trong vòng 4 năm qua, tỷ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục giảm so với nhập khẩu.
Indonesia phải đa dạng hóa xuất khẩu chứ không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và cố gắng tăng cường đầu tư Nhật Bản ở nước này. Indonesia, cần  đầu tư nhiều vào lĩnh vực năng lượng, một lĩnh vực còn kém phát triển và cản trở sự tăng trưởng của đất nước. Nước này có kế hoạch phát triển 24 cảng biển nước sâu cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ như trung tâm chế biến thủy sản.
Tổng thống Widodo cũng đặt ra vấn đề tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Hai bên đã thông báo thành lập một "diễn đàn hàng hải" và tăng cường hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên.
Việc Nhật Bản và Indonesia cần phải tăng cường hợp tác an ninh hàng hải chính là do sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tranh chấp lãnh hải giữa Indonesia với Trung Quốc đồng hành cùng với các tranh chấp khác ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò)  tuyên bố sở hữu 90% diện tích Biển Đông. Dự án đắp đảo nhân tạo trên 6 rặng san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa đang gây mất ổn định nghiêm trọng đối với khu vực.
Trong năm 2010, Indonesia đã gửi thư cho Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa “thách thức lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông”. Trung Quốc chưa bao giờ trả lời và cũng chưa làm rõ lập trường của nước này ở Biển Đông. Trong khi Indonesia cố tìm cách giảm nhẹ bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc, nhưng trên thực tế “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ đã liếm vào một phần vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ). Có lẽ để phòng ngừa, ngân sách quốc phòng của Indonesia (8,1 tỷ USD)  đã tăng lên đáng kể từ năm 2004, khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono lên nắm quyền và phần lớn chi cho việc hiện đại hóa hải quân và không quân.
Trung Quoc day Indonesia xich lai gan Nhat Ban-Hinh-2
Tàu tuần duyên Indonesia và tàu tuần duyên Mỹ huấn luyện chung trên vùng biển Java năm 2012.
Về vai trò trung gian hòa giải giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của Indonesia, nhà phân tích  Zachary Abuza cho rằng Jakarta thường tuyên bố  "trung lập" trong tranh chấp Biển Đông và sẵn sàng làm trung gian hòa giải, nhưng trên thực tế nước này vẫn có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Indonesia tích cực hậu thuẫn việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc, điều mà Trung Quốc dường như không bao giờ có ý định hoàn tất. Hơn nữa, “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ cũng cắt ngang qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của đảo Natuna. Kể từ năm 2010, thông qua các kênh ngoại giao, Indonesia đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ vấn đề này và vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Indonesia từ lâu đã tuyên bố rằng “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là “không có cơ sở pháp lý”.  Vùng biển xung quanh đảo Natuna là rất quan trọng, là mỏ khí ngoài khơi sinh lợi nhất của Indonesia. Trong năm qua, Indonesia đã âm thầm tăng cường hiện diện quân sự  trên đảo Natuna. Đảo này nằm cách phần còn lại của Indonesia khá xa và  có nguy cơ bị đe dọa, khi Trung Quốc đắp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay quân sự ở quần đảo Trường Sa và tăng cường  hiện diện quân sự thường trực ở Biển Đông.
Theo nhà phân tích Zachary Abuza, các dự án khơi luồng đắp đảo nhân tạo  của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa - trong đó có việc xây dựng quân cảng và sân bay quân sự - tuy không thực sự hữu hiệu khi có chiến tranh vì  rất dễ bị tiêu diệt, nhưng chúng lại tạo điều kiện cho  Trung Quốc duy trì tuần tra liên tục, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hăm dọa đẩy lui các bên tranh chấp khác.
Ngày 23/3, Tổng thống Widodo đã tuyên bố rằng ông không công nhận tính hợp pháp của cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc và điều này đã khiến cho ban lãnh đạo ở Bắc Kinh không hài lòng. Có lẽ, để giảm nhẹ căng thẳng trước chuyến thăm Bắc Kinh trong hai ngày 26-27/3 của Tổng thống Widodo,  Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xoa dịu rằng Indonesia không có tranh chấp lãnh hải với  Trung Quốc.
Trên thực tế, Indonesia ngày càng khó có thể giữ được vai trò trung lập của mình trong khu vực.

Ukraine: Cuộc chiến ngầm giữa các ông trùm tài phiệt bắt đầu

Trong khi tình hình miền đông Ukraine đã lắng dịu phần nào,  Kiev lại chứng kiến một cuộc chiến ngầm cũng khốc liệt không kém giữa các nhà tài phiệt.

Ngày 23/3, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố chính phủ sẽ mở chiến dịch trấn áp “hoạt động buôn lậu và tham nhũng”, và nhà chức trách đã ra lệnh cho các công ty an ninh tư nhân của Ukraine phải giải pháp vũ khí trong vòng 24 giờ, sau khi một nhóm vũ trang tràn vào chiếm công ty dầu mỏ Ukrtransnafta do nhà nước kiểm soát.

Ông Lý Quang Diệu: Giúp định hình Trung Quốc đương đại?

(Kiến Thức) - Theo các phương tiện truyền thông thế giới, Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có ảnh hưởng to lớn trong việc định hình Trung Quốc đương đại.

Sau khi Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời, các nhà lãnh đạo và các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đã đua nhau nói về những di sản to lớn mà “chính trị gia có ảnh hưởng vào bậc nhất châu Á” này để lại. Trong thế giới phương Tây, những phân tích về ảnh hưởng của ông nói chung là khá phức tạp. Thậm chí, báo Mỹ Washington Post đã gọi Lý Quang Diệu là “nhà độc tài yêu thích của thế giới dân chủ”. Nhưng ở Trung Quốc - nơi sự kết hợp giữa chuyên chế và cải cách kinh tế của Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tỏ ra rất hiệu quả, người ta có những đánh giá tích cực gấp bội.

Tin mới