Trung Quốc, EU kêu gọi Zimbabwe đối thoại tháo gỡ khủng hoảng

Cả Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đều đồng loạt lên tiếng trước diễn biến phức tạp trong vụ chính biến ở Zimbabwe, cũng như kêu gọi các bên đối thoại.

Ngày 15/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết nước này hy vọng các bên liên quan tại Zimbabwe sẽ giải quyết thỏa đáng các vấn đề nội bộ.
Phát biểu với báo giới về tình hình bất ổn hiện nay tại Zimbabwe, ông Cảnh Sảng nêu rõ Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình tại quốc gia châu Phi này.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại Zimbabwe phù hợp với các lợi ích căn bản của nước này cũng như các nước láng giềng trong khu vực, đồng thời cũng là nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế.
Trung Quoc, EU keu goi Zimbabwe doi thoai thao go khung hoang
 Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe tại một hội nghị ở Harare ngày 7/4/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cũng tại buổi họp báo, ông Cảnh Sảng nhấn mạnh chuyến thăm Bắc Kinh vào tuần trước của Tư lệnh quân đội Zimbabwe, Tướng Constantino Chiwenga - người bị đảng ZANU-PF cầm quyền ở Zimbabwe cáo buộc phạm tội phản quốc, là một “hoạt động trao đổi quân sự bình thường đã được hai nước nhất trí" từ trước đó.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi đối thoại và tìm kiếm giải pháp chính trị nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng vừa xảy ra một ngày trước, khi quân đội tiến hành đảo chính tại Zimbabwe.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định: "Những diễn biến chính trị, trong đó liên quan đến các lực lượng an ninh tại Zimbabwe đang là vấn đề gây lo ngại. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong muốn rằng quyền cơ bản của mọi công dân cần được tôn trọng cũng như trật tự hiến pháp và dân chủ cần phải được bảo vệ. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tránh đối đầu, tiến hành đối thoại với mục tiêu tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay."
Thủ tướng Anh Theresa May cùng Ngoại trưởng nước này Boris Johnson cũng đã kêu gọi các bên ở Zimbabwe kiềm chế, đồng thời cho biết tình hình hiện nay rất khó đoán định, kêu gọi công dân Anh tại Zimbabwe thận trọng và không nên ra ngoài trong thời điểm hiện nay.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, trên cương vị Chủ tịch Cộng đồng các nước phát triển miền Nam châu Phi (SADC), cho biết ông đã điện đàm với Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và được ông Mugabe cho biết ông đang bị quản thúc tại nhà riêng song tình hình vẫn ổn.
Nhà lãnh đạo Nam Phi cho biết thêm sẽ cử các đặc phái viên đến Zimbabwe để gặp ông Mugabe và làm việc với Lực lượng phòng vệ Zimbabwe vốn đang nắm giữ quyền lực tại Harare nhằm làm dịu đi những căng thẳng đang gia tăng tại quốc gia láng giềng.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Nosiviwe Mapisa-Nqakula và Bộ trưởng An ninh Nhà nước Bongani Bongo sẽ tới Zimbabwe để gặp Tổng thống Mugabe và các nhà lãnh đạo của Lực lượng Quốc phòng Zimbabwe (ZDF) để thảo luận giải pháp tháo gỡ bế tắc.
Tổng thống Zuma cũng kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế nhằm đảm bảo rằng hòa bình và ổn định, cũng như giải quyết bế tắc bằng giải pháp hòa bình. Ông Zuma nhấn mạnh SADC sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ mọi diễn biến tình hình cũng như sẵn sàng trợ giúp nhằm giải quyết bế tắc chính trị tại Zimbabwe.
Cùng ngày 15/11, quân đội Zimbabwe đã kiểm soát một kho vũ khí của đơn vị hỗ trợ cảnh sát bán quân sự ở thủ đô Harare và tước vũ khí của các cảnh sát tại đây.
Nguồn tin quân đội khẳng định: "Hiện họ đang kiểm soát toàn bộ kho vũ khí, các cổng và các lối ra vào khu trại này. Arcturus, con đường dẫn tới khu trại, đã bị phong tỏa và toàn bộ Đơn vị Hỗ trợ đã bị tước vũ khí."
Trước đó cùng ngày, hãng tin AP cho biết Tổng thống Mugabe và vợ Grace Mugabe đã bị quân đội nước này tạm giữ sau một loạt các hoạt động quân sự nhằm "truy lùng các phần tử tội phạm" xung quanh tổng thống diễn ra từ đêm 14/11.
Trung Quoc, EU keu goi Zimbabwe doi thoai thao go khung hoang-Hinh-2
 Tổng thống Robert Mugabe (trái) và vợ Grace Mugabe (phải) tại một sự kiện ở Harare ngày 8/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một nhân chứng cho biết quân đội Zimbabwe đã giành được quyền kiểm soát và khẳng định trên kênh truyền hình quốc gia rằng nhà lãnh đạo 93 tuổi cùng vợ và gia đình ông vẫn an toàn và khỏe mạnh.
Hiện quân đội cùng nhiều xe bọc thép đã phong tỏa nhiều tuyến đường dẫn tới các văn phòng chính phủ, tòa nhà quốc hội và tòa án ở trung tâm thủ đô Harare.
Các diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh lần đầu tiên Zimbabwe chứng kiến những mâu thuẫn công khai giữa quân đội và Tổng thống Mugabe.
Hồi tuần trước, ông Mugabe đã cách chức Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa, đồng thời cáo buộc ông này âm mưu tiếm quyền. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối của Tướng Chiwenga, và quân đội cảnh báo sẽ can thiệp vào cuộc thanh trừng nhằm vào nhiều quan chức đảng ZANU-PF.

Hàng nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ kỷ niệm vụ đảo chính bất thành

Ngày 15/7, hàng nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã diễu hành qua các tuyến phố ở Istanbul để kỷ niệm ngày diễn ra vụ đảo chính bất thành năm 2016.

Cùng ngày, trong bài phát biểu nhân dịp này, Tống thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa chặt đầu "những kẻ phản bội".
Phát biểu tại một cuộc mít-tinh ở Istanbul, nhằm thúc giục đám đông ủng hộ việc khôi phục án tử hình tại nước này, ông Erdogan nói: "Trước tiên, chúng ta sẽ chặt đầu những kẻ phản bội".

Vì sao UAE hỗ trợ đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ?

(Kiến Thức) - Lập trường của Ankara đối với Iran và Libya là một trong những lý do khiến UAE hỗ trợ cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái.

Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) đã ngấm ngầm tiến hành một loạt biện pháp hỗ trợ cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Vi sao UAE ho tro dao chinh quan su o Tho Nhi Ky?
 Mối quan hệ thân thiện Qatar-Thổ Nhĩ Kỳ chính là “cái gai trong mắt” ban lãnh đạo UAE. Ảnh: GeoPol Intelligence

Hình ảnh Hitler đày đọa con cái những người làm đảo chính

(Kiến Thức) - Sau vụ đảo chính bất thành ngày 20/7/1944, Hitler đã xử tử những người tham gia và đày đọa con cái họ trong một trại tập trung mang tên nhà trẻ. 

Hinh anh Hitler day doa con cai nhung nguoi lam dao chinh
Gia đình tan nát: Sĩ quan không quân Caesar von Hofacker, anh em họ với Đại tá Claus Schenk Graf von Stauffenberg - người đã đặt bom mưu sát Hitler tại "Ổ Sói" - đã tham gia cuộc đảo chính bất thành ngày 20/7/1944. Ông đã bị bắt và bị tuyên án tử hình.  Ảnh SZ.de

Tin mới