Trung Quốc gây sức ép quân sự-chính trị đối với Myanmar

(Kiến Thức) - Với việc tập trận bắn đạn thật sát biên giới và mời thủ lĩnh đối lập sang thăm, Trung Quốc đang gây sức ép quân sự-chính trị đối với chính phủ Myanmar.

Trung Quốc gây sức ép quân sự-chính trị đối với Myanmar
Một cuộc đụng độ đã xảy ra sát biên giới Trung Quốc-Myanmar giữa phiến quân Kokang - chủ yếu là người sắc tộc thiểu số Trung Hoa - và quân chính phủ, sau chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Trung Quoc gay suc ep quan su-chinh tri doi voi Myanmar
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp nhà lãnh đạo đối lập 
Aung San Suu Kyi của Myanmar ở Bắc Kinh.
Khi chuyến thăm Trung Quốc của bà Suu Kyi mới bắt đầu, quân nổi dậy Liên minh Dân tộc Dân chủ Myanmar ở Kokang đã công bố thỏa thuận ngừng bắn đơn phương với các đơn vị chính phủ. Tuyên bố nêu rõ rằng một trong những lý do chính cho động thái này là lời kêu gọi của Trung Quốc lập lại hoà bình.
Không rõ ai là người đầu tiên bắt đầu nổ súng gần biên giới Trung Quốc-Myanmar. Có thể cuộc tấn công của quân đội chính phủ Myanmar chống phiến quân Kokan là phản ứng gián tiếp đối với việc Trung Quốc gây sức ép thông qua việc đón tiếp bà Aung San Suu Kyi ở  Bắc Kinh.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu phương Đông  (Nga) Tatyana Shaumyan nhận định: “Ở một mức độ nào đó, chuyến thăm Trung Quốc của bà Suu Kyi trở thành một áp lực lên giới cầm quyền Myanmar. Điều đó dường như nói lên rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các lực lượng chính trị khác. Tất cả các động thái trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc đều được suy tính kỹ càng, mọi động thái đều có cơ sở vững chắc. Trong trường hợp này, Bắc Kinh đã chứng minh rằng, mặc dù có mối quan hệ tốt với ban lãnh đạo chính thức của Myanma, họ không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Trung Quoc gay suc ep quan su-chinh tri doi voi Myanmar-Hinh-2
Tên tuổi và ảnh hưởng của bà Aung San Suu Kyi được phương Tây sử dụng rộng rãi trong cuộc chơi kiềm chế Trung Quốc ở Myanmar. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Suu Kyi.
Tên tuổi và ảnh hưởng của bà Aung San Suu Kyi được phương Tây sử dụng rộng rãi trong cuộc chơi kiềm chế Trung Quốc ở Myanmar. Trung Quốc cảm nhận được điều này. Do đó, nhà lãnh đạo phe đối lập Myanmar được Bắc Kinh tiếp đãi như một quan chức đứng đầu nhà nước. Bằng cách đó, Trung Quốc đã tước đoạt của phương Tây con át chủ bài mạnh trong cuộc chơi chống lại Bắc Kinh.
Chuyên gia Học viện Ngoại giao Nga Andrei Volodin nhận xét:
“Cuộc tiếp xúc này phù hợp với chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc. Bắc Kinh tối thiểu đã có hai năm để thiết lập quan hệ bình thường với các lực lượng đại diện cho phe đối lập ở các nước Đông Nam Á. Đây là chính sách nâng cao an ninh bên ngoài của Trung Quốc, đồng thời cũng là chính sách hạn chế cơ hội Mỹ gây ảnh hưởng đến phe đối lập bằng cách gieo rắc tư tưởng chống Trung Quốc. Đương nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc chú trọng yếu tố này trong tâm trí, nhưng không bao giờ lớn tiếng nói về nó. Chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi rõ ràng minh họa cho điều này”.
Trung Quoc gay suc ep quan su-chinh tri doi voi Myanmar-Hinh-3
Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bà Suu Kyi và ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm "đôi bên cùng có lợi" này.  
Lợi ích của Trung Quốc ở Myanmar là dài hạn và chiến lược. Vì vậy, Trung Quốc sẵn sàng thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo tiềm năng của nước này. Đồng thời, rõ ràng là bà Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc để tìm kiếm sự hỗ trợ trong cuộc đấu tranh chính trị. Trong tháng 11/2015 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar và trên cơ sở đó,  bà Aung San Suu Kyi là một trong những ứng cử viên nặng ký vào ghế thủ tướng. Chắc là bà Aung San Suu Kyi sẽ không thực hiện động thái lựa chọn đơn phương ủng hộ phương Tây và gây hại đến quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh cho thấy điều này.
Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh của bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Thượng viện Myanmar đã đề xuất với bà ghế Thủ tướng. Phải chăng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Chỉ có điều, trong chính trị không bao giờ có sự trùng hợp như vậy...

Ý đồ tập trận bắn đạn thật sát Myanmar của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chỉ có Bắc Kinh biết ý đồ của tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung Quốc-Myanmar ngày càng xấu đi.

Ý đồ tập trận bắn đạn thật sát Myanmar của Trung Quốc
Bắc Kinh đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên bộ và trên không dọc theo biên giới Trung Quốc-Myanmar, tại khu vực gần nơi mà phiến quân Kokang đánh nhau nhiều tháng với quân đội Myanmar.
Y do tap tran ban dan that sat Myanmar cua Trung Quoc
Quân đội Trung Quốc tập trận. 
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo rằng  cuộc tập trận diễn ra bên trong lãnh thổ tỉnh Vân Nam.

Vì sao Trung Quốc coi trọng chuyến thăm của bà Suu Kyi?

(Kiến Thức) - Trung Quốc coi trọng chuyến thăm của bà Suu Kyi vì Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có khả năng chiến thắng trong tổng tuyển cử ở Myanmar cuối năm nay.

Vì sao Trung Quốc coi trọng chuyến thăm của bà  Suu Kyi?
Theo Tân Hoa Xã, bà Aung San Suu Kyi thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 14/6, theo lời mời của ĐCS Trung Quốc.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà Suu Kyi, một chuyến thăm mang tính “đột phá” trong quan hệ giữa Trung Quốc và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Myanmar.  Trung Quốc vốn có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền quân sự Myanmar, khi bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia.

Vì sao ông Kim không dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh?

(Kiến Thức) - Sau khi lỗi hẹn với Ngày Chiến thắng 9/5 ở Moscow, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng không tham dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh ngày 3/9/2015.

Vì sao ông Kim không dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh?
Ngày 12/6, trả lời câu hỏi của hãng tin Deutsche Presse Agentur (DPA) về việc liệu ông Kim Jong-un có tham dự lễ duyệt binh ở Bắc Kinh hay không,  một quan chức cấp cao của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo này bận rộn trong thời gian đó.
Ong Kim Jong-un khong tham du le duyet binh o Bac Kinh
Bình Nhưỡng không hài lòng với việc Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên gần đây nhất của cộng đồng quốc tế. 
Kênh truyền hình Deutsche Welle dẫn lời quan chức cấp này nói rằng ông Kim Jong-un, trên cương vị  Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Triều Tiên,  đang bận rộn chuẩn bị cho lễ kỷ niệm kết thúc  chế độ thuộc địa Nhật Bản được lên kế hoạch vào tháng Tám và kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10/ 10/2015.

Tin mới