Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga

(Kiến Thức) - Đoàn tàu tên lửa đạn đạo RT-23 là thiết kế vũ khí mới nhất của Nga bị Trung Quốc sao chép.

Trung Quốc “không tha” đoàn tàu tên lửa đạn đạo Nga
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời nguồn tin quân sự giấu tên từ Mỹ cho biết, vào cuối năm 2015 Quân đội Trung Quốc đã tiến hành phóng thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo di động thế hệ mới được tích hợp trên một đoàn tàu hỏa. Nó do Tổng công ty khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển với nền tảng chính là các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.
Mặc dù buổi thử nghiệm vào đầu tháng 12/2015 không phóng thử bất cứ tên lửa đạn đạo DF-41 nào nhưng CASC đã cho chạy thử nghiệm đoàn tàu tên lửa đạn đạo di động đặc biệt này. Một tên lửa đạn đạo DF-41 cũng đã được triển khai trong quá trình thử nghiệm tuy nhiên động cơ đẩy của nó lại không được khởi động.
Trung Quoc
Hình ảnh được cho là đoàn tàu "tử thần" của Trung Quốc với một tên lửa đạn đạo DF-41.
Nhưng điều này lại chứng minh rằng đoàn tàu “tử thần” của Trung Quốc đã gần như hoàn thiện nhất là hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng được tích hợp sẵn vào trong trong các khoang tàu. Và nó đã sẵn sàng cho một buổi phòng thử nghiệm chính thức được cho là vào cuối năm 2015.
Theo thông tin của một số quan chức Mỹ tiết lộ với tờ The Washington Free Beacon cho hay, CASC đã lần đầu tiên phóng thử nghiệm DF-41 từ một đoàn tàu hỏa mang theo nó vào ngày 21/12/2015.
Điều này càng khẳng định sự quan tâm của Quân đội Trung Quốc trước việc tăng cường khả năng sống sót của lực lượng tên lửa chiến lược của nước này trước một cuộc tấn công phủ đầu từ đối phương. Trước đó vào tháng 5/2012, cựu chỉ huy lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Đại tướng Victor Esin tiết lộ rằng Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một biến thể đường sắt của tên lửa đạn đạo DF-41.
Chương trình kiểm soát vũ khí do Đại học Georgetown của Mỹ thành lập cho biết, trong năm 2013 Trung Quốc đã tiếp cận được một đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo RT-23 của Ukraine do Cục thiết kế Yuzhnoye của Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên đa phần các đoàn tàu “tử thần” RT-23 đều được Quân đội Nga sử dụng sau khi Liên Xô sụp cho đến năm 2005 thì chúng bị tạm ngưng hoạt động.
Trung Quoc
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa di động DF-41 của Trung Quốc.
DF-41 là mẫu tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của Quân đội Trung Quốc hiện nay, nó có tầm bắn lên tới 14.000km và có thể mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân đủ khả năng tấn nhiều mục tiêu cùng một lúc. Biến thể DF-41 đầu tiên được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng 18 bánh.
Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa công bố hay để lộ bất cứ hình ảnh nào về biến thể mới tổ hợp tên lửa đạn đạo di động DF-41, nhưng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ cho tiến hành xây dựng các đường hầm đặc biệt dành cho các đoàn tàu “tử thần của nước này. Một nguồn tin từ Đài Loan cũng cho rằng Quân đội Trung Quốc đã phải xây dựng từ 1.000-2.000km đường sắt để đáp ứng các đoàn tàu mang theo tên lửa đạn đạo.
Không chỉ riêng Trung Quốc, hiện nay Nga cũng đang tiến hành phát triển thế hệ thứ hai của đoàn tàu “tử thần” RT-23 với tên gọi là Barguzin. Đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Nga có thể sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2020. Được biết, một đoàn tàu tử thần hay một trung đoàn tên lửa RT-23 có thể mang theo tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-24.

Ả Rập Xê-út, UAE bỏ Mỹ mua UAV Trung Quốc

(Kiến Thức) - Không mua được từ Mỹ, Ả Rập Xê-út và UAE đồng loạt ký hợp đồng mua UAV Trung Quốc sản xuất.

Ả Rập Xê-út, UAE bỏ Mỹ mua UAV Trung Quốc

Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO, Nga ngày 21/12 cho biết, vũ khí của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng thị phần tại Trung Đông, đặc biệt là ở Ả Rập Xê-út và UAE, 2 nước đồng minh của Mỹ ở khu vực này.

Hai quốc gia này đã mua một số UAV Trung Quốc sản xuất để tiến hành các hoạt động quân sự tại Yemen. Tướng về hưu James L Jones trao đổi với Jane’s Defence Weekly rằng, sở dĩ UAE mua UAV của Trung Quốc vì họ không được phép mua máy bay không người lái của Mỹ.

Tiết lộ thông số siêu hạm tàng hình của Hải quân Myanmar

(Kiến Thức) - Tàu hộ vệ tàng hình Sin Phyu Shin (F14) dài khoảng 106m, trang bị hệ thống điện tử - vũ khí kết hợp giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Tiết lộ thông số siêu hạm tàng hình của Hải quân Myanmar
Tạp chí quân sự Jane’s cho hay, Hải quân Myanmar vừa chính thức đưa vào trang bị tàu hộ vệ tàng hình thứ hai do nước này tự phát triển mang tên UMS Sin Phyu Shin (F14) vào cuối năm 2015 nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Hải quân 24/12.
Lễ bàn giao UMS Sin Phyu Shin còn có sự tham dự của Tư lệnh lực lượng Vũ trang Myanmar Tướng Min Aung Hlaing, trước đó tướng Min Aung Hlaing cũng trực tiếp đến kiểm tra các tàu tuần tra cao tốc OPV mới được Hải quân Myanmar đưa vào trang bị hay đến cơ sở hạ tầng tại một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Thanlyin.

Mới đầu năm, tên lửa đạn đạo Trung Quốc ồ ạt tập trận

(Kiến Thức) - Ngay trong những ngày đầu năm 2016, nhiều lữ đoàn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã liên tục tập trận.

Mới đầu năm, tên lửa đạn đạo Trung Quốc ồ ạt tập trận
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran
 Theo CCTV, ngày 4/1, ngay đầu năm mới, một lữ đoàn tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã đến sa mạc Gobi ở Lâm Hải Tuyết Nguyên thực hiện một đợt diễn tập phương pháp tác chiến mới. Đợt diễn tập được thực hiện trong điều kiện địa lý và hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt để rèn luyện năng lực tác chiến.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-2
 Nhiệt độ ở khu vực tác chiến là 20 độ dưới âm và tuyết dày 30 cm. Lữ đoàn tên lửa này được mô tả là đã đạp tuyết để di chuyển và triển khai lực lượng đối kháng với quân xanh.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-3
 Trong điều kiện đối phương quân xanh thực hiện trinh sát hồng ngoại, gây nhiễu điện tử và cho chiến đấu cơ sục sạo tập kích. Lữ đoàn tên lửa phải nhanh chóng cơ động trên tuyết để tránh các cuộc tập kích trên không và tổ chức phòng vệ chiến đấu cùng các khoa mục chiến thuật khác.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-4
 Trong khi đó ở cách sa mạc Gobi hàng ngàn km, hàng chục bệ phóng tên lửa của đơn vị khác cũng đã bài binh bố trận, chiếm lĩnh trận địa, dựng đứng tên lửa, lấy phần tử mục tiêu chính xác, chuẩn bị thực hiện động tác mô phỏng phóng nhiều hỏa tiễn cùng một lúc.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-5
Trong đợt tập trận này, chỉ huy trưởng các đơn vị phóng tên lửa không được biết trước về thời tiết, không được chọn tên lửa, không có chuyên gia, không được phá vỡ yêu cầu thời gian quy định mà vẫn phải hoàn thành việc phóng tên lửa độc lập. Tiêu chí đặt ra để xem xét là khả năng tập trung hỏa lực của toàn lữ đoàn để đạt được một bước tiến mới trong khả năng tác chiến. 
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-6
Trong khi đó, ở lục địa Trung Quốc, các đơn vị tên lửa đạn đạo khác cũng gia tăng triển khai huấn luyện thực chiến. 
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-7
Lực lượng tên lửa Trung Quốc đã thành lập từ cách đây 50 năm đã sở hữu từ tên lửa hạt nhân một đầu đạn đến tên lửa đa đầu đạn. 
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-8
 Họ cũng đã huấn luyện qua tác chiến một khu vực nhỏ cho đến tác chiến toàn khu vực và từ tác chiến cơ giới hóa lên tác chiến điện tử.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-9
Theo Sina, đơn vị diễn tập sử dụng loại tên lửa Đông Phong 4, là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Trung Quốc có tầm bắn từ 5.000 đến 6.000 km. Đông Phong 4 mang một đầu đạn hạt nhân 3 megaton nặng 2.200 kg.
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-10
 Trung Quốc đã thử thành công Đông Phong 4 từ năm 1971 nhưng đến năm 1984 mới trang bị loại này cho quân đội do thiếu nguồn lực để sản xuất hàng loạt. 
Moi dau nam, ten lua dan dao Trung Quoc o at tap tran-Hinh-11

Theo các nguồn tin tức trên phương tiện truyền thông, hiện Trung Quốc có 20 tên lửa Đông Phong 4 đang phục vụ.

Tin mới