Trung Quốc lại bay thử nghiệm trái phép tại Đá Chữ Thập

(Kiến Thức) -Trung Quốc ngày 6/1 lại tiếp tục điều máy bay ra Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để  thử nghiệm hạ cánh và cất cánh.

Theo hãng Tân Hoa Xã ngày 6/1, khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 6/1, hai chiếc máy bay của Hãng Hàng không Hải Nam đã lần lượt hạ cánh xuống đường băng mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập.
Hai chiếc máy bay này cất cánh từ sân bay Mỹ Lan, thành phố Hải Hẩu, tỉnh Hải Nam bay tới Đá Chữ Thập. Buổi chiều cùng ngày, hai máy bay này đã bay trở về tỉnh Hải Nam, hãng Tân Hoa Xã cho biết thêm.
Bài báo cho biết, việc thử nghiệm bay thành công máy bay dân sự cỡ lớn tại đảo Chữ Thập đã chứng tỏ sân bay Trung Quốc xây dựng (phi pháp) tại Đá Chữ Thập có khả năng bảo đảm an toàn cho những chiếc máy bay dân sự cỡ lớn, và sẽ cung cấp giao thông thuận tiện hơn cho việc vận chuyển vật tư, hàng hóa, binh lính đồn trú tại các đảo ở Trường Sa.
Trung Quoc lai bay thu nghiem trai phep tai Da Chu Thap
Hai máy bay hạ cánh xuống đường băng xây dựng trái pháp ở Đá Chữ Thập 
Trung Quoc lai bay thu nghiem trai phep tai Da Chu Thap-Hinh-2
Máy bay hạ cánh 
Trung Quoc lai bay thu nghiem trai phep tai Da Chu Thap-Hinh-3
 Máy bay cất cánh từ sân bay Mỹ Lan/Hải Nam tới đảo Chữ Thập
Trung Quoc lai bay thu nghiem trai phep tai Da Chu Thap-Hinh-4
Máy bay bay trở vể Hải Nam 
Ngày 2/1, Trung Quốc đã đưa máy bay tới Đá Chữ Thập để thực hiện các hoạt động thử nghiệm tương tự và  vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình đã đưa ra phát biểu chính thức về việc Trung Quốc thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Hành động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động này của phía Trung Quốc.

Hình ảnh công trường phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa

Phóng viên đã ra quần đảo Trường Sa, tận mắt ghi lại hình ảnh các công trình trái phép Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma, Huy Gơ.

Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa
Hải trình của đoàn công tác số 9 (Bộ Thông tin Truyền thông) đi giữa cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), ngang qua các bãi đá Huy Gơ và Gạc Ma đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-2
Nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), đá Huy Gơ còn được gọi với tên khác là đá Tư Nghĩa, cách Gạc Ma khoảng 15 hải lý theo hướng Đông Bắc, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ ngày 28/2/1988. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-3
Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đá Huy Gơ đang được thi công ngày đêm, huy động tới 6 cần cẩu cùng hoạt động. Tất cả các công trình đều được sơn màu trắng nổi bật. Tàu vận tải hàng chục nghìn tấn được sử dụng để chở vật liệu ra đảo. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-4
Tòa nhà trung tâm được xây theo cấu trúc đa giác với 5 tầng nổi, có cầu dẫn từ mặt đất lên tầng 2 để vận chuyển trang thiết bị hạng nặng. Mỗi góc tòa nhà là một hệ thống tháp chiến đấu, bố trí các lỗ châu mai ra tất cả các hướng xung quanh. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-5
Các đơn nguyên liền kề vẫn đang được dựng giàn giáo để thi công. Vật liệu xây dựng liên tục được tầu vận tải chuyển lên bờ. Trung Quốc sử dụng công nghệ phụ gia bê tông đặc biệt để dùng nước biển trong quá trình trộn bê tông nên có thể thi công liên tục ngay cả trong mùa khô hạn ở Trường Sa. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-6
Sau khi ngang quá bãi đá Huy Gơ, tàu Trường Sa 571 của đoàn công tác số 9 tiếp tục hành trình khoảng 15 hải lý theo hướng Tây Nam đến đảo Cô Lin, ngang qua bãi đá Gạc Ma đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng mở rộng.  
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-7
Toàn cảnh các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma, bao gồm tòa nhà trung tâm cao 6 tầng, các tháp quan sát không lưu cùng các hệ thống cần cẩu, tầu vận tải hoạt động liên tục.  
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-8
Tòa nhà 6 tầng được thiết kế với các tháp chiến đấu ở mỗi góc, bố trí lỗ châu mai phong tỏa khu vực xung quanh. Các đống vật liệu ngổn ngang cho thấy công việc xây dựng đang được tiến hành. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-9
Phía trái đảo Gạc Ma, các tầu vận tải đang cập mạn để chuyển vật liệu lên bờ. Các cần cẩu, máy xúc, máy ủi liên tục hoạt động. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-10
Hệ thống tháp trộn bê tông nằm giữa các đơn nguyên nhà độc lập, sử dụng công nghệ trộn bê tông bằng nước biển. 
Hinh anh cong truong phi phap cua Trung Quoc o Truong Sa-Hinh-11
Nhìn bằng mắt thường từ đảo Cô Lin từ khoảng cách hơn 3 hải lý, có thể thấy rõ các công trình xây dựng mở rộng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma. 

Trung Quốc bao biện việc xây dựng trái phép 2 hải đăng ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc viện lý do là "thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế" để bao biện cho việc xây dựng trái phép hai hải đăng ở Trường Sa.

Vào ngày 26/5, phát biểu tại buổi họp báo ở Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục đưa viện cớ là nhằm thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để biện minh cho việc xây dựng trái phép 2 hải đăng ở Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quoc bao bien viec xay dung trai phep 2 hai dang o Truong Sa
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh.
“Biển Đông là tuyến đường biển quốc tế quan trọng, và cũng là ngư trường quan trọng trên thế giới, mật độ các tàu thuyền qua lại cao, tình hình biển phức tạp, các sự cố giao thông dễ xảy ra trên biển. Trung Quốc xây dựng các ngọn hải đăng (phi pháp) này ở Trường Sa chỉ là để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế của mình, hỗ trợ các tàu thuyền qua lại, qua đó đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông", bà Hoa Xuân Oánh nói.

Tin mới