Trung Quốc lần đầu xác nhận đập Tam Hiệp phải xả lũ

Truyền thông Trung Quốc cho biết dự án thủy điện Tam Hiệp trên dòng Trường Giang ngày 29/6 đã lần xả lũ lần đầu tiên trong năm 2020 "để đảm bảo kiểm soát lũ an toàn".

"Ngày 29/6, tại Nghi Xương, Hồ Bắc, dự án Tam Hiệp trên dòng Trường Giang đã mở cửa sâu xả lũ", China Daily ngày 30/6 cho biết.
Tờ báo cho biết lượng nước do mưa lớn liên tục thời gian qua ở thượng nguồn đã về đến sông Trường Giang, khiến lưu lượng nước đổ vào hồ chứa Tam Hiệp dâng cao. Đập thủy điện Tam Hiệp đã xả lũ lần đầu tiên trong năm 2020 để điều chỉnh mực nước trong hồ chứa và "đảm bảo kiểm soát lũ an toàn".
Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho biết việc xả lũ bắt đầu từ lúc 8h ngày 29/6. Đập thủy điện mở 2 cửa xả lũ sâu, lượng nước được giải phóng khỏi hồ chứa tăng từ 25.000 m3/giây lên khoảng 35.000 m3/giây.
Trung Quoc lan dau xac nhan dap Tam Hiep phai xa lu
Truyền thông Trung Quốc cho biết đập Tam Hiệp mở 2 cửa xả lũ vào sáng 29/6. Ảnh: China Daily. 
Theo các dự báo, hồ chứa sẽ trở lại quá trình trữ nước với lưu lượng dòng chảy 40.000 m3/giây vào ngày 3/7. Việc xả lũ nhằm tăng khả năng tiếp nhận cho hồ chứa nước Tam Hiệp. Truyền thông Trung Quốc cho biết việc xả nước hồ chứa sẽ được tiến hành dần dần, tránh áp lực kiểm soát lũ ở hạ nguồn.
Bên cạnh đó, lực lượng vũ cảnh (cảnh sát vũ trang, thuộc quân đội Trung Quốc) tại Nghi Xương được giao nhiệm vụ siết chặt quản lý và an ninh tại địa phương. Lực lượng vũ cảnh tổ chức tuần tra sát sao, tiến hành nhiều biện pháp an ninh thiết yếu để đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực, theo Sina.
Trước khi xả lũ vào sáng 29/6, mực nước tại hồ chứa Tam Hiệp đã lên đến 147,51 m, vượt giới hạn lũ khoảng 2,51 m. Lưu lượng dòng chảy đổ vào hồ thủy điện đạt 39.000 m3/giây.
Mưa lớn nhiều ngày qua dẫn đến tình trạng ngập lụt tại 26 tỉnh của Trung Quốc, đe dọa cuộc sống khoảng 11 triệu dân, theo Hong Kong Economic Times. Bộ Ứng phó Khẩn cấp Trung Quốc xác nhận lưu vực sông Trường Giang đã bước vào mùa lũ chính và đang trong giai đoạn mấu chốt để kiểm soát lũ.
Trung Quoc lan dau xac nhan dap Tam Hiep phai xa lu-Hinh-2
Quyết định xả lũ sáng 29/6 tại đập Tam Hiệp nhằm "đảm bảo kiểm soát lũ an toàn". Ảnh: China Daily. 
Đến nay, 13 dòng sông tại Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây và một số khu vực khác đã ghi nhận tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Chính phủ Trung Quốc ngày 29/6 cũng tuyên bố báo động lũ đối với một số dòng sông, trong đó có Trường Giang, theo Taiwan News.
Đợt mưa lũ năm nay đã khiến ít nhất 78 người thiệt mạng hoặc mất tích. Khoảng 8.000 ngôi ngà bị phá hủy và hơn 97.000 căn nhà bị hư hại tại 13 tỉnh của Trung Quốc, theo China.org.
Tổng thiệt hại tính đến ngày 29/6 là 3,6 tỷ USD, theo ước tính của Bộ Ứng phó Khẩn cấp Trung Quốc. Đây là mức thiệt hại vì lũ lụt nghiêm trọng nhất kể từ khi đập Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2003. Lần gần nhất Trung Quốc ghi nhận lũ lụt quy mô lớn tương đương là năm 1998, với khoảng 3 triệu căn nhà bị phá hủy và gần 2.000 người thiệt mạng.

Lạm phát đập thủy điện, Trung Quốc cày nát núi thiêng

Nếu như năm 1949 Trung Quốc chỉ có 2 đập thủy điện thì đến nay nước này đã có 22.000 nhà máy, chiếm gần một nửa số công trình thủy điện trên thế giới.

Những bức tường bê tông cao ngút dường như nhấn chìm cả mảng rừng rậm rạp ở miền núi tây nam Trung Quốc. Công nhân làm việc cật lực ở lòng sông khô cạn bên dưới để xây nên đập thủy điện mới nhất ở nước này: Lưỡng Hà Khẩu.

Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người thiệt mạng, mất tích

(Kiến thức) - Hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Đông Nam Lào bất ngờ vỡ trong đêm 23/7 do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Mời độc giả xem video: Hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Đông Nam Lào. (nguồn The Guardian)

Theo Bangkok Post đưa tin ngày 24/7, hàng trăm người mất tích và nhiều người được cho là đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy xảy ra tại tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào, tối 23/7.
Hãng thông tấn nhà nước Lào (KPL) cho biết vụ vỡ đập thủy điện xảy ra vào 20 giờ tối ngày 23/7, khiến 5 tỷ m3 nước tương đương hơn 2 triệu hồ bơi đạt chuẩn Olympics tràn xuống vùng hạ lựu khiến 1.300 hộ dân mất nhà cửa ảnh hưởng trực tiếp tới 6.600 người.
Hiện tại, lực lượng cứu hộ Lào vẫn chưa thể xác định được số người mất tích hay thiệt mạng sau thảm họa đêm 23/7, tính tới chiều ngày 24/7 phía Lào chỉ mới tìm thấy 28 thi thể của nạn nhân. Do xảy ra vào bên đêm rất có thể con số thương vong còn sẽ tăng lên trong những ngày tới khi nước bắt đầu rút hẳn.
Vo dap thuy dien tai Lao, hang tram nguoi thiet mang, mat tich
 Đồ họa vị trí thủy đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại tỉnh Attapeu , Đông Nam Lào. Ảnh: The Guardian.
Theo KPL ngay sau khi xảy ra vụ việc Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã dẫn đầu đoàn công tác xuống trực tiếp hiện trường huyện Sanamxay nơi chịu thiệt hại nặng nhất trong khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ để chỉ đạo cứu hộ, cứu trợ sau vụ vỡ đập gây ngập úng ở 6 làng thuộc huyện này.
Nguyên nhân của thảm họa trên ban đầu được xác định là do mưa lớn kéo dài nhiều ngày trên vùng thượng nguồn, dẫn tới lũ lớn đổ về đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy.
Theo ông Mai Khắc Tú, thư ký của đại sứ Việt Nam tại Lào, xác nhận Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã tiếp nhận được thông tin vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu và một số bản chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập có người Việt sinh sống, nhưng không rõ số lượng.
"Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan chức năng của Lào và cơ quan đại diện của Việt Nam tại địa phương để xác minh có nạn nhân người Việt hay không. Hiện chưa có thông tin cụ thể, chính xác về thương vong của vụ tai nạn", ông Tú nói.
Theo truyền thông Lào, chính quyền tỉnh Attapeu đã kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền các tỉnh lân cận cũng như từ người dân cho vùng chịu ảnh hưởng của vụ vỡ đập. Trong khi đó hàng nghìn binh sĩ Lào cũng đã được triển khai tới tỉnh này để hỗ trợ công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn cũng như cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.
Vo dap thuy dien tai Lao, hang tram nguoi thiet mang, mat tich-Hinh-2
Biển nước tại huyện Sanamxay khi nhìn từ trên cao, sau vụ vỡ đập thủy điện đêm 23/7. Ảnh: Twitter.
Dự án đập thủy điện tỷ USD
Trên website của Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (viết tắt PNPC) chủ đầu tư của đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy cho biết, đập thủy điện này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019, có công suất thiết kế 410 MW, ước tính cung cấp khoảng 1.860 GWh điện/năm khi đưa vào sử dụng.
Theo kế hoạch, khoảng 90% lượng điện sản xuất ra sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, phần còn lại được phân phối tại địa phương.
Được biết, PNPC là công ty liên doanh được thành lập vào tháng 3/2012 giữa một doanh nghiệp nhà nước Lào với một số công ty Hàn Quốc và Thái Lan. Công trình thủy điện này, ước tính tiêu tốn 1,02 tỷ USD, là dự án BOT đầu tiên được thực hiện bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Lào.
Trong nhiều năm qua, Lào đã xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, đặc biệt là trên sông Mekong, gây quan ngại cho các nước ở hạ lưu sông vì những tác động tiêu cực đến môi trường và nghề cá. Lượng điện này hầu hết được bán sang các nước láng giềng như Thái Lan.

Tin mới