Trung Quốc muốn bán tàu ngầm S-26T cho Thái Lan

(Kiến Thức) - Trung Quốc chào bán tàu ngầm S-26T cho Thái Lan, việc này được cho là cũng nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa 2 nước.

Duowei News đưa tin, Tập đoàn công nghiệp hàng hải Trung Quốc (CSIC) vừa chính thức chào hàng tàu ngầm S-26T cho Bộ quốc phòng Thái Lan, trong một động thái nhằm tăng cường mối quan hệ quân sự giữa Bắc Kinh và Bangkok.
Sau khi chính thức loại biên chế 4 tàu ngầm lớp Matchanu vào cuối năm 1951, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ngưng hoạt động hơn 60 năm nay. Tuy nhiên, trong những năm trở lại gần đây Hải quân Thái Lan lại lên kế hoạch mua sắm các tàu ngầm tấn công thế hệ mới và cho rằng đây là điều cần thiết để bảo vệ an ninh hàng hải của nước này.
Trung Quoc muon ban tau ngam S-26T cho Thai Lan
 Việc Trung Quốc bán tàu ngầm cho Thái Lan được đánh giá chỉ mang lại lợi ích chính trị hơn là mở rộng thị trường xuất khẩu.
Để có thể xây dựng lại lực lượng tàu ngầm của mình, chính phủ Thái Lan đã quyết định sẽ mua từ 2 đến 3 tàu ngầm tấn công mới một phần trong ngân sách tài khóa quốc phòng vào 2016. Trung Quốc là quốc gia thứ ba quan tâm đến chương trình mua sắm tàu ngầm mới của Thái Lan, sau các công ty đến Pháp và Hàn Quốc. Hiện vẫn chưa rõ thông số kĩ thuật tàu ngầm tấn công S-26T mà Trung Quốc chào bán cho Thái Lan.
Trước đó, Trung Quốc từng giới thiệu mẫu tàu ngầm xuất khẩu S-20 - biến thể của lớp Type 039A Tống. Cũng không loại trừ khả năng tàu ngầm động cơ điện - diesel S-26T là biến thể khác của Type 039A hoặc là Type 041 lớp Nguyên.
Trung Quoc muon ban tau ngam S-26T cho Thai Lan-Hinh-2
 Tàu ngầm diesel-điện lớp S-26T của Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc tại Thái Lan.
Từ lâu Hải quân Thái Lan đã muốn xây dựng lại lực lượng tàu ngầm của nước này, với một số hợp đồng sơ bộ được ký với các công ty tàu ngầm của Đức và Hàn Quốc cũng như từng xem xét mua các tàu ngầm S-20 của Trung Quốc. Đáng tiếc là các kế hoạch trên đều sụp đổ do khủng hoảng kinh tế và tình hình chính trị rối ren ở Thái Lan. Nhưng với căng thẳng ngày càng leo thang của các bên trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông trong thời gần đây, khiến Thái Lan nhận thấy rằng việc sở hữu một lực lượng tàu ngầm đủ mạnh sẽ giúp nước này bảo vệ an ninh quốc gia của mình, mặc dù Thái Lan không có bất cứ tranh chấp lãnh thổ trên biển nào.

Thái Lan liệu có nên mua chiến hạm Trung Quốc?

Theo China Daily, chính phủ Thái Lan đã thành lập một ủy ban để tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc mua 3 khinh hạm thế hệ mới nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân nước này.

Khám phá “siêu thị tàu chiến” của Hải quân Thái Lan

Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay. 

Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.
Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.

“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.
“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.

Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.
Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.

Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.
Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.

Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.
Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.

Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.
Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.

Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.
Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.  

Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.
Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.

Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.
Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.

Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.
Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.

Tin mới